Phía trước là chân trời

_ Lập D/Ý..tự sự

canhr 2gif

I/ Ngữ liệu :

1/ Ngữ liệu 1 : SGK

2/ Ngữ liệu 2 :

Với vai trò là con trai Lão Hạc (trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ). Anh hay chị hãy kể lại sự trở về của mình sau bao nhiêu năm đi làm ăn xa

(Có thể cho học sinh tham khảo thêm ngữ liệu SGK : Suy ngẫm về kết thúc truyện Tắt đền….

Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân , có thể kể về hậu thân  của chị Dậu bằng những câu chuyện

a/ Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.

b/ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch hậu, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ…

Hãy lập dàn ý cho các câu chuyện trên ? )

II/ Thảo luận

1/ Với ngữ liệu 1 :

Qua ngữ liệu trên, nhà văn nguyên Ngọc nói về việc gì ?

_ Nhà văn nguyên Ngọc kể về quá trình chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu

Qua lời kể của nhà văn, em có thể rút ra kinh nghiệm gì

_ Qua lời kể của nhà văn, ta có thể rút ra kinh nghiệm :

+ Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, dự kiến phần mở và phần kết; sau đó suy nghĩ tưởng tượng về các nhân vật theo những mối qua hệ nào đó và nêu ra những sự viêc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc tạo nên cốt truyện

+ Tiếp đến là bước lập dàn ý : Gồm 3 phần : Mở, thân và kết

–>Tầm quan trọng của việc lập dàn ý

2/ Với ngữ liệu 2 :

Hãy lập dàn ý cho câu chuyện sự trở về của con trai lão Hạc ?

( học sinh làm việc theo nhóm và tự lên trình bày )

Có thể lựa chọn một trong các hướng sau :

a/ Đến nhà ông giáo nghe kể về cha – cảm ơn –  Nhận di vật của cha

b/ Sau khi nghe kể về cha, nhờ ông giáo đưa ra viếng mộ – Gửi lại di vật của cha – tiếp tục lên đường làm cách mạng

c/ Trở về thấy xóm làng tan hoang, dân làng ly tán lể cả nhà ông giáo. Chán nản anh lại tiếp tục đi kiém sống đợi ngày khá giả thì quay về

Từ việc thực hành trên, cho cô biết các bước lập dàn ý cho bài văn tự sự ?

III/ Kết luận :

Để chuẩn bị cho bài viết bài văn tự sự, người viết cần phải :

_ Định hướng đề tài : ( Có thể là tục biên (Tục biên theo hướng nào), có thể kể về một câu chuyện có thật mà mình được thấy hoặc được tham gia, hoặc có thể dựa vào một nguyên mẫu người thật việc thật để hư cấu sáng tạo )

_ Sau đó chọn nhan đề cho câu chuyện

_ Xác định các nhân vật

+ Xác định nhân vật chính :

+ Xác định nhân vật phụ

+ Định ra mối quan hệ kết nối từ đầu đến hết tác phẩm

_ Dựng cốt truyện

+ Lựa chọn sự việc chi tiết tiêu biểu

+ Sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lí

_ Sau đó lập dàn ý theo bố cục ba phần :

+ Mở (có thể gọi là phần Trình bày )

+ Thân bài ( có thể gọi là phần kkhai đoạn, phát triển, điênhr điểm

+ kết bài ( có thể gọi là phần kêt húc )

@/ Ghi nhớ : SGK

IV/ Luyện tập

4 bình luận to “_ Lập D/Ý..tự sự”

  1. ngoc said

    trang web nay that huu ich cho viec soan van cua hoc sinh

  2. hoan said

    ban co the giup tui duoc khong. ban hay lap dan y ve su tro ve cua con trai lao hac dum tui voi tui rat can gap mong ban giup do

    • thaidung1611 said

      Bạn nên xem kĩ lại bài Lập dán ý bài văn tự sự, Tôi chỉ có thể có một vài gợi ý nho nhỏ như sau :
      a/ Về hướng :
      */ Anh con trai đến nhà ông giáo, nghe kể về cha – cảm ơn – nhận di vật của cha
      */ Anh con trai đến nhà ông giáo, nghe kể về cha – nhơ ông giáo đưa ra mộ – gửi lại di vật của cha – tiếp tục lên đường làm cách mạng
      */ Anh con trai trở về thấy làng tan hoang, dân làng li tán (kể cả nhà ông giáo – anh chán nản – lại tiếp tục đi kiếm sống đợi ngày khá giả sẽ quay trở về
      b/ Dàn bài chung
      */ Phần mở đầu : Con trai lão Hạc trở về (Không gian thời gian, tâm trạng )
      */ Phần phát triển : Dựa trên 1 trong các hướng trên, bạn tưởng tượng, phá họa thêm một vài chi tiết tiêu biểu (ví dụ khi đứng trước mộ cha, người con đau khổ như thế nào, anh nhớ lại những kỉ niệm gì, những lời răn dạy nào của cha nhớ những ngầy đầm ấm bên cha như thế nào…Trong quá trình kể bạn cần chú ý trạng thái, cảm xúc của nhân vật. Bạn nên để nhân vật hồi tưởng về quá khứ…
      */ Phần kết thúc: Kết lại câu chuyện
      Có thể nó còn rất đại cương, nhưng trên cơ sở cái cốt như vậy, bạn hãy chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay xa. Chúc bạn thành công

  3. thaonguyen_696977 said

    Ac Ac AC AC AC tuần sau mình sẽ dự giờ bài này, nhưng sao dến giờ này mình vẫn còn lơ tơ mơ quá! không biết sẽ dạy thế nào đây. Hu Hu Hu Hu Hu Hu Hu

Gửi phản hồi cho ngoc Hủy trả lời