Phía trước là chân trời

_ Hồi trống Cổ…

Hồi trống Cổ Thành

@/ Mục đích yêu cầu

Giúp học sinh:

– Thấy được vẻ đẹp của tình anh em kết nghĩa, hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng    – một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi và vẻ đẹp trung tín của Quan Công.

– Cảm nhận được không khí chiến trận vốn là đặc điểm của “Tam quốc diễn nghĩa”

– Phân tích được tính cách nhân vật qua các đối thoại và hành động.

– Biết quý trọng tình nghĩa anh em, thuỷ chung với bạn bè.

@/ Tiến trình bài giảng

Kiểm tra bài cũ :

Trung Quèc kh«ng chØ cã mét nÒn th¬ ca ph¸t triÓn thÞnh v­­îng vµo ®êi §­­êng mµ cßn cã nh÷ng bé TiÓu ThuyÕt ch­­¬ng håi ®Æc s¾c

Ở lớp dưới em đã được tác phẩm nào là tiểu thuyết chương hồi ?

*/ Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái

*/ Về tiểu thuyết chương hồi

TT ch­­¬ng håi cña TQ ra ®êi tõ rÊt sím nh­­ng nã chØ ph¸t triÓn m¹nh mÏ vµ ®¹t ®­îc nh÷ng thµnh tùu rùc rì nhÊt vµo ®êi nhµ Minh – Thanh , nã cßn ®­îc gäi b»ng tªn gäi TiÓu ThuyÕt ®êi Minh – Thanh. Ngoµi ra do gi¸ trÞ to lín mµ nã ®¹t ®­îc nªn ta cßn gäi nã b»ng tªn : TiÓu thuyÕt cæ ®iÓn.

Nó được chia là nhiều hồi, mỗi hồi có một vài sự việc, những sự việc xảy ra theo trình tự thời gian trước, sau

Cuối mỗi hồi thường có câu hạ hồi phân giải, kết thúc vào lúc mâu thuẫn phát triển đến cao trào

Tính cách nhân vật được hình thành từ hành động của chính nhân vật, ít chú trọng miêu tả tâm lí

Dẫn truyện bằng mấy câu thơ, kết thúc bằng một bài vịnh

Tam quốc là tác phẩm đồ sộ, có hàng trăm nhân vật, kể lại hàng trăm trận đánh, nhưng đọc không bị nhàm, không bị rối mà người đọc bị cuốn hút từ hồi này sang hồi khác từ chuyện này sang chuyên khác. Hồm nay cô trò ta cùng đến với đoạn trích Hồi trông Cổ Thành dể xem tính hấp dẫn của nó thực chất là ở chỗ nào ?

A/ Giới thiệu chung

Phần tiểu dẫn, sách giáo khoa trình bày những vấn đề gì ?

( Tác giả, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa )

I/ Tác giả

V tác gi La Quán Trung, chung ta cn lưu ý nhng đim gì ?

_ Thích một mình ngao du đây đó

_ Chuyên tâm sưu tầm và biên soạn dã sử

_ Là người đầu tiên đóng góp  xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử

II/ Tác phẩm

Phần tác phẩm, sách giáo khoa trình bày những vấn đề gì ?

1/ Thể loại và dung lượng : tiểu thuyết chương hồi, gồm 120 hồi

2/ Hoàn cảnh ra đời và nội dung phản ánh:

_ Đầu thời Minh (1368 – 1644)

_ Tác phẩm kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Trung Quốc là Ngụy, Thục và Ngô từ năm 184 đến năm 280

̣y bạn nào có thể tóm tắt tác phẩm cho cô và các bạn cùng nghe

* Tóm tắt tác phẩm

Tam Quốc diễn nghĩa kể lại cuộc phân tranh trong vòng 87 năm giữa 3 tập đoàn phong kiến: Ngụy, (Tào Tháo), Thục, (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền).

– Từ hồi 1 đến hồi 14 (năm 184–190) cuộc khởi nghĩa nông dân khăn vàng. Đổng Trác thâu tóm quyền hành. Vương Doãn dùng mĩ nhân kế diệt Trác.

– Từ hồi 15 đến hồi 50 (năm 190–208) Viện Thiệu xưng hùng rồi đại bại. Tào Tháo tiêu diệt sạch các tập đoàn phương Bắc, làm chủ trung nguyên Lưu Bị đã có binh hùng tướng mạnh nhưng chưa có đất. Tào Tháo đại bại ở Xích Bích. Lưu Bị được đất Kinh Châu: Thế chân vạc Ngụy–Thục–Ngô hình thành.

– Từ hồi 51 đến hết (208–280) Tào Tháo có binh hùng tướng mạnh, lúc đánh Ngô, lúc tiến công Thục, thế trận giằng co, thì Táo Tháo chết. Con là Tào Phi lên thay, phế vua Hán, lập ra nước Ngụy, quyền hành rơi dần vào tay thừa tướng Tư Mã Ý.

Lưu Bị có mưu sĩ Khổng Minh, có ngũ hổ tướng, thế lực ngày một mạnh. Lưu Bị lên ngôi vua. Quan Vũ bị Đông Ngô giết. Trương Phi cất quân đánh báo thù cho anh mà bị hại. Lưu Bị thảm bại về trận hoả công của Đông Ngô rồi ốm chết. Con là Lưu Thiện nối ngôi. Khổng Minh “thất cầm Mạnh Hoạch”, “Lục xuất Kỳ Sơn”, sự nghiệp đang dở dang thì ốm chết. Thục suy vong dần. Năm 263, tướng Ngụy là Đặng Ngải, diệt Thục, Lưu Thiện đầu hàng. Nhà Ngô có địa thế Giang Đông hiểm yếu, có binh hùng tướng mạnh, lấy thủ, làm công, nhiều lần đánh bại Ngụy, Thục. Sau khi Tôn Quyền chết, Tôn Hạo lên thay, thế yếu dần. Năm 279 Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý), kéo đại binh đánh Đông Ngô, Tấn Hạo đầu hàng. Tư Mã Ý phế Ngụy, lập ra nhà Tôn thống nhất Trung Quốc.

2/ Giá trị của tác phẩm

Da vào phn tiu dn ca sách giáo khoa, cho cô biết giá tr ca tác phm

a/ Về nội dung

_ Phơi bày cục diện chính trị trung hoa mà đường nét nổi bật là cát cứ phân tranh,cá lớn nuốt cá bé, chiến tranh liên miên, nhân dân đói khổ điêu linh

– Nêu lên khát vọng của nhân dân về một bậc minh quân, về một nền chính trị hòa bình ổn định.

– Ca ngợi những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ, trung dũng, có tài thao lược một thời loạn lạc.

b/ Về nghệ thuật

– Xây dựng được những điển hình như Ngũ hổ tướng, (Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long, Hoàng Trung, Mã Siêu), “Ngũ tuyệt” như Tuyệt nhân (Lưu Bị), Tuyệt trí (Khổng Minh), Tuyệt nghĩa (Quan Vũ), Tuyệt gian (Tào Tháo), Tuyệt dũng (nhiều tướng lĩnh của ba phe).

– Kể chuện đầy kịch tính, hấp dẫn…

–> “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam

3/ Vị trí đoạn trích :

Đoạn trích thuộc hồi 28. Trước đó, ba anh em Lưu Quan Trương náu mình dưới trướng Tào Tháo. Hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo, họ tìm cách bỏ đi. Tháo cho quân đưởi đánh, ba anh em thất tán mỗi người một nơi. Quan Công vì phải hộ tống hai chị đến tạm hàng Tào với điều kiện hàng nhà Hán chứ không hàng Tào, hễ biết tin anh ở đâu là sẽ đi ngay. Tào Tháo tìm cách thu phúc Quan Công : Ba ngay một tiệc nhỏ, năm ngay một tiệc lớn, ban thưởng chức tước, mĩ nữ vàng bạc. Nhưng Quan Công thân tại Tào doanh, tâm tại Hán. Vừa nghe tin anh là Lưu Bị ở Hà Bắc trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ đưa hai chị (vợ của Lưu Bị) đi tìm anh. Vì muốn lưu giữ Quan Vũ Tào Tháo tránh không tiếp cũng không cấp giấy qua ải, và cũng không cho tướng đuổi theo. Nhưng các tướng giữ ải không cho qua , Quan Vũ ddax phải vung long đao chém 6 tướng vượt 5 cửa quan

– Qua ải Đông lĩnh chém Khổng Tú

– Đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thầu

– Qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ

– Vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực

– Đến bờ Hoàng Hà, giết Tần Kỳ

– Đến Cổ Thành, là cửa quan thứ sáu

* Nhan đề đoạn trích do người bien soạn sách đặt và có lẽ chỉ cái tên nay mới gợi đúng cái linh hồn của đoạn văn bản, cái vị chiến trận của tác phẩm

B/ Văn bản : Hồi trống Cổ Thành

I/ Tóm tắt đoạn trích :

Đến Cổ Thành Quan Vũ ngỡ là gặp được em xiết bao vui mừng, ai ngờ Trương Phi “mắt trợn tròn xoe” râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Bất ngờ Sái Dương lại kéo quân đến bắt Quan Vũ. Phi càng nghi ngờ. Buộc lòng Quan Vũ phải nhận lời thách đấu bằng 3 hồi trốngchém đầu tướng giặc. Và chỉ đến lúc đầu Sài Dương bị rơi xuống đất,  Phi mới nguôi giận dần. Sau khi nghe tên lính kể đầu đuôi mọi chuyện,… Phi mới tin, “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”

_ Gọi học sinh đọc đoạn trích

_ Tìm hiểu một số từ khó :

+ Quân kị : Lính cưỡi ngựa                      + Cát cứ phân tranh :Chiếm giữ từng vùng, tranh nhau quyên lợi

+ Lương : Lương thực                              + Bội nghĩa : Phản bội lại lời thề kết nghĩa

+ Thất tán : Tan tác mỗi người một nơi   + Nghĩa vườn đào :  Lưu Quan Trương kết nghĩa ở vườn đào thề

+ Ấn thụ : Con dấu                                   + Phong hầu tử tước : Phong hầu và ban cho tước vị

+ Thi lễ : Chào hỏi                                   + Trung thần : Bề tôi trung

+ Phu nhân : Vợ, đây là vợ của Lưu Bị   + Long đao : cây đao lớn có chạm hình con rồng

+ Mâu : Loại vũ khí cổ cán dài đầu nhọn + Đại trượng phu : Người đ/ông cao thượng có tài năng x chúng

II/ Kết cấu đoạn trích :

_ Từ đầu đến Rồi mời Trương Phi ra thành : Hoàn cảnh cuộc hội ngộ

_ Tiếp đến Nó lại đây tất là để bắt ta đó : Diễn biến của cuộc hội ngộ

_ Con lại : màn đoàn viên cảm động

III/ Đọc – Hiểu :

1/ Cuộc hội ngộ

Hồi trống Cổ Thành tái hiện cuộc hội ngộ của hai anh em Trương Phi và Quan Công

Song cuộc gặp gỡ này không đằm thắm như bao cuộc hội ngộ khác mà nó đầy thử thách gian lao,

Và đoạn mt, tác gi gii thiu cho chúng ta những gì̀

a/ Hoàn cảnh cuộc hội ngộ

tác giả không chỉ cho chúng ta biết

Đây là ==> cuộc hội ngộ giữa hai người anh hùng : Trương Phi và Quan Công, một  người chiếm thành một người giữ chức trách hộ tống 2 phu nhân

Mà còn cho chúng ta biết tình huống của cuộc hội ngộ. Đó là

==> Cuộc hội ngộ bất ngờ không hẹn mà gặp “em ta từ khi thất tán ở Từ Châu, lâu nay vẫn không biết ở đâu, ai ngờ lại hóa ra ở đây

Chính vì bất ngờ không hẹn mà gặp ấy, mà

==> thái độ hội ngộ cũng khác thường

“Quan Công nghe nói, mừng rỡ vô cùng”,còn “Trương Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác xà mâu,lên ngựa dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của Bắc

Theo em  vì sao Quan Công lại vui mừng và mong gặp lại ?

Quan Công mừng rỡ vô cùng bởi ba anh em thất tán lâu ngày, Quan Công ở dưới trướng Tào Tháo vẫn nghe ngống tình hình nhưng mới chỉ biết tin về Lưu Bị, còn Trương Phi vẫn bặt vô âm tín nay bất ngờ biết Phi đang có chỗ trú ngụ an toàn tất phải vui mừng. Hơn nữa Quan Công đã vượt qua 5 cửa quan, chém 6 tướng Tào. Đây là cửa ải thứ 6, lại do Trương Phi trấn giữ không phải đánh nhau mà còn được nghỉ ngơi, không vui sao được

Còn Trương Phi khi nghe Tôn Càn báo tin “nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác xà mâu,lên ngựa dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của Bắc”

Đó là thái độ lạ lùng, đón anh mà nai nịt như đi đánh trận. Tác giả sử dụng tới 10 động từ thể hiện 10 hành động liên tiếp trong im lặng khốc liệt, nhịp văn nhanh mạnh dứt khoát, gấp gáp chứa đựng sức mạnh như dự báo một điều gì uẩn khúc, một cơn giông bão đang ấp ủ trong lòng Trương phi,

Và như thế, qua thái độ của mhân vật hội ngộ, tác giả như ngầm dự báo  cho chúng ta biết đây là.

==> Cuộc hội ngộ bất thường, chứa đựng yếu tố chẳng lành, thậm chí phải đối mặt với cái chết

Như vậy ở đoạn 1,tác giả không chỉ giới thiệu hoàn cảnh hội ngộ mà còn dự báo cho chúng ta thấy tình huống hội ngộ

==>mâu thuẫn  đã gián tiếp xuất hiện qua các bất bình thường của các nhân vật hội ngộ

2/ Diễn biến của cuộc hội ngộ

Bằng trí tưởng tượng và kết hợp với kiến thức đã học ở đoạn 1,

hãy cho cô biết màn kịch này diễn ra ở đâu ?

Vâng, màn kịch này rất có thể diễn ra ở  trước cổng Cổ Thành, trên một bãi đất rộng phù hợp với hoàn cảnh và không khí chiến trận.

Trên cái nền sân khâu đó các nhân vật gặp gỡ nhau như thế nào

Quan Công Trương Phi

*/ Vừa trông thấy nhau

_ Mừng rỡ vô cùng, giao long đao…      Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược,

tế ngựa lại đón                                      hò hét như sấm, múa xà mâu chay lại đâm

Đây quả là một nghi lễ đón rước anh quá đặc biệt, quá bất ngờ, bất ngờ đối với Quan Công và bất ngờ đối với cả người đọc. Ta không thể hình dung nổi em lại có thể đâm anh. Rõ ràng Trương Phi đang –>vô cùng nóng nảy và tức giận,

Sự nóng nảy và tức giận ấy được thể hiện ngay trong ngoại hình trong nét mặt cử chỉ của Phi tới mức vừa thấy đã muốn giết ngay cho hả

Và qua thái độ cũng như nghi thức đón rước của Trương Phi, Tác giả cho ta biết điều gì ?

Đến đây, có thể người đọc chưa biết lý do cơn giận của Trương Phi. Nhưng người đọc đã cảm nhận được một cách rõ ràng

==>mâu thuẫn giữa 2 anh em, 2 người anh hùng đã thực sự xuất hiện, 2 chiến tuyến đã được phân định rạch ròi và kiên quyết

*/Khi khơi gợi nghĩa vườn đào

Khi giáp mặt, Quan Công đã xử sự như thế nào trước hành động sấm sét của Trương Phi ?

Giật mình, vội tránh mũi mâu

Hỏi hiền đệ …há quên nghĩa vườn đào ru

–>Bất ngờ, ngạc nhiên, gợi tình nghĩa vườn đào

Và lời nhắc nhở này đã tác động đến Trương phi như thế nào ?

Vốn đã muốn trút những đòn sấm sét lên Quan Công, nay lại thêm những lời nhắc nhở này chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Bởi lúc này đây với Trương Phi, Quan Công đâu còn đủ tư cách nói đến tình nghĩa anh em. Nên ngay sau những hành động sấm sét, Trương Phi đã dành cho Quan Công những lời

chửi mắng thậm tệ

Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp

tao nữa

Mày bỏ anh hàng Tào Tháo, được phong

Phen này tao quyết liều s/ chết với mày

hầu tứ tước, nay lại đến đây đánh lừa tao

Câu thứ nhất giẫn dữ và khi bỉ, câu thứ hai vạch tội. Câu thứ ba thịnh nộ thách thức.Ba câu nói ba cung bậc cho một cơn ànóng giận như lửa của Trương Phi

–> Sự nôn nóng muốn trừng trị kẻ bội tin bội nghĩa đã khiên cho ngôn ngữ xưng hô của Phi trở nên lỗ mãng, nhưng cũng có phần đáng quí bởi đó là thái độ dứt khoát đối với kẻ ăn ở 2 lòng

*/Khi mọi người khuyên can

Lời nói thái đô hành động của Trương Phi như thế nào ?

Gạt mọi lời khuyên, thêm chí quyết tâm

hành động “để tôi giết thằng phụ nghĩa

này đã”…

–> Sự nôn nóng muốn làm rõ trắng đen

Theo em  vì sao Trương Phi lại giận dữ với Quan Công đến nhựy  ?

Trương Phi vốn là người ngay thẳng và đơn giản, sống theo một tâm niệm, một nguyên lí bất di bất dịch là giữ lòng trung nghĩa với nhà Hán mà ba anh em đã uống máu ăn thề. Giữ lấy chữ nghĩa cũng đồng thời là giữ chữ tín trong quan hệ giữa ba con người kết nghĩa anh em. Nên Trương Phi –>không thể chấp nhận một chút cong queo mờ ám. Trong con mắt của trương Phi Trung thần không thờ hai chủ. Người anh hùng này không chịu hiểu và không thể hiểu được cái “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán” của Quan Công. Mà chỉ có thể là kẻ ở đất Tào, ăn bổng lộc của Tào ắt hẳn là kẻ hai lòng. Mà đã là kẻ hai lòng bội tín bội nghĩa ắt phải bị  trừng trị dù kẻ đó là người thân hay ruột thịt

Nhưng cũng qua cơn giận giữ như lửa này tacũng hiểu thêm được nét đẹp gì trong tính cách của Trương Phi.

->Trương Phi là người thẳng thắn nóng náy và bộc trực .

Và vẻ đẹp của Trương Phi chính là vẻ đẹp của con người thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi. –>Cái nóng nảy của Trương Phi là cái nóng nảy

của nghĩa khí của nhân phẩm,

của con người hết lòng vì nghĩa cả. Trương Phi nóng vì muốn xóa sạch bất công ngang trái, nóng vì nuốn tìm kiếm lẽ phải, chứ không phải nóng do gàn dở hay do bản tính bạo ngược. Đó là cái nóng đáng kinh, đáng trọng của kẻ trượng phu của người anh hùng đầy tín nghĩa cao thượng

Xây dựng một tính cách nóng nảy như Trương Phi, tác giả nhằm mục đích gì ?

Xây dựng một tính cách nóng nảy như Trương Phi, tác giả không chỉ đề cao tín nghĩa mà nó còn góp phần làm cho —>đoạn trích tăng thêm phần kịch tính : Cuộc gặp gỡ của những người thân trong gia đình thành một cuộc hội ngộ của những anh hùng bày tỏ tấc lòng trung tín nghĩa, khiến cho cửa quan thứ sáu trở nên khốc liệt và gian nan ==> mâu thuẫn của màn kịch phát triển thêm 1 bước

Trước cơn nóng giận của Trương Phi, trong suốt cuộc đối thoại, Quan Công đã xử sự như thế nào ?

Hiểu tình ý của em, Độ lượng từ tốn,

nhẫn nại thuyết phục em

Trước thằng em ngỗ ngược vẫn gọi em là “hiền đệ”, nhờ Tôn Càn và hai phu nhân biện minh cho lòng trung thực của mình

Quan Công vốn là người kiêu ngạo, tại sao lúc này người anh hùng lại nhún mình đến thế ?

Với Quan Công, đây là cửa quan khó vượt nhất, cửa quan của một người bộc trực không dung nạp những kẻ tham vàng phụ nghĩa. Với riêng viên tướng giữ thành Trương Phi thì không thể vượt qua cửa quan bằng cách vung thanh long đao, càng không thể tự cao tự đại, dõng dạc đường hoàng như bản tính hàng ngày. Bởi rõ ràng Quan Công đang ở thế tình ngay lí gian, chỉ có cách khiêm nhường nhún nhường mà thôi

Đến đây, em có nhận xét gì̀ tính cách của Quan Công

–> Đối lập với Trương Phi : Biết nhẫn nại, độ lượng

biết lắng nghe và khôn khéo trong ứng xử

Nhìn một cách khái quát em có nhận xét gì̀ diễn biến của cuộc hội ngộ

Cho đến lúc này, cuộc hội ngộ diễn ra căng thẳng, quyết liệt và đầy kịch tính. Một bên thì cố gắng thuyết phục, một bên thì kiên quyết không tin, kiên quyết một phen sống mái. Tình thế căng thẳng

==> mâu thuẫn được đẩy lên cao

Đây cũng là cái tài dựng truyện, kể truyện của tác giả. Nó khiến cho cuộc gặp gỡ giữa hai người thân không diễn ra bình thường mà là cuộc hội ngộ để bày tỏ tài năng và phẩm chất của những người anh hùng

Đúng lúc Quan Công đang thanh minh “nếu ta đến bắt em tất phải đem theo quân mã chứ” thì quân mã của

*/ Sái Dương xuất hiện

̣y Sái Dương là ai ? Tại sao hắn lại xuất hiện đúng vào lúc này?

Sái Dương là ông ngoại của Tần Kì, kẻ vừa bị Quan Công giết bên bờ sông Hoàng hà. Việc xuất hiện của Sái Dương lúc này là hoàn toàn có lí do và hợp lí. Bởi y muốn đuổi theo Quan Công bào thù…Đây cũng là chi tiết ngẫu nhiên nhưng có bàn tay sắp đặt khéo léo của tác giả. Và trên nền của sự cố ấy, tác giả đã triển khai một xung đột có tính chất quyết liệt, không thể điều hòa giữa hai phẩm chất, hai đường lối : bất khuất và đầu hàng; trung thành và phản bội

Và sự xuất hiện của Sái Dương đã có tác động như thế nào đên cuộc đói thoại giũa Quan Công và Trương Phi ?

Chi tiết bất ngờ này đã làm xoay chuyển tình thế,buộc Quan Công phải

chuyển từ đối thoại sang hành động :

“Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy để tỏ lòng trung thành”.

Chi tiết ấy cũng cho ta thấy sự lựa chọn và sắp xếp chi tiết của La Quan Trung quả là rất khéo, tạo được kịch tính cho truyện. Rõ ràng nếu Quan Công hàng Tào thì không thể thực hiện hành động giết tướng nhà. Ngược lại, Nếu Quan Công một lòng trung thanh thì ắt sẽ làm được việc đó

Trước đề nghị của Quan Công, Trương Phi đắt ra điều kiện gì ?Đặt Quan Công vào tình thế như thế nào ?

Ra điều kiện : trong 3 hồi trống –>chém

được đầu giặc

–>Đặt Quan Công vào tình thế khó khăn

Buộc phải quyết tâm, buộc phải trổ hết tài năng

Trong tình thế như vây, Quan Công đã có hành động ra sao ?

“Quan Công chẳng nói một lời, xách long đao chưa đầy một hồi trống đầu Sái Dương đã rơi xuống đất”

Chiến đấu dứt khoát, nhanh gọn

Đầy bất ngờ, đầy ngoạn mục

à tài nghệ kiệt xuất

Đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, vậy mâu thuẫn đã được giải quyết chưa ?

Lúc này, Trương Phi vẫn chưa chịu nhận anh

Chỉ khi hỏi kĩ việc ở Hứa Đô,mới tin

Điều đó chứng tỏ Trương Phi còn có nét tính cách nào ?

Người ta thường nói bộc trực thẳng tính thì thường đơn giản và dễ tin người. Nhưng xem ra không thật đúng với Trương Phi : bộc trực thẳng tính đơn giản nhưng không không dễ tin người dù câu chuyện đã 9 phần đáng tin. Trước một vấn đề lớn liên quan đến lòng trung thành hay sự phản bội Trương Phi cũng thật cẩn trọng

Và khi Trương Phi nhận anh, thìè hiểu lầm giữa hai anh em đã được giải tỏa,

==>mâu thuẫn kịch đã được giải quyết

c/ Màn đoàn viên cảm động

Màn đoàn viên cảm động được tác giả kể ngắn gọn trong 2 câu : “Vào đến nhà, hai bà mới kể lại những việc Quan Công đã trải qua. Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”

Em có cảm nhận như thế nào về hanh vi cử chỉ của Trương Phi

Trong văn học cũng như trong đời sống, có những giọt nước mắt khiến con người ta trở nên yếu đuối hèn hạ, nhưng cũng có những giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn nâng cao nhân cách Trường hợp của Trương Phi là như vậy. Trương Phi khóc và thụp lạy Vân Trường phải chăng là hối hận hay phải chăng là cảm phục trước tài năng và tấm lòng của anh. Có lẽ là cả hai .

Và như thế, qua màn đoàn viên cảm động này, người đọc còn phát hiện ra một –>nét đẹp nữa trong con người Trương Phi đó là tính phục thiện. Vừa mạt sát, vừa phẫn nộ kết tội, vừa đòi sát hại Quan Công, nhưng khi hiểu rõ sự tình thì Trương Phi cũng không e dè ngần ngại thụp lạy Vân Trường và rỏ nước mắt khóc.

@Tóm lại

Nếu nói tình huống truyện là toàn bộ sự việc xảy ra trong một thời gian không gian nhất định buộc con người ta phải suy nghĩ, đối phó chịu đựng thì

tình huống truyện trong đoạn trích là gì ?

Cuộc hội ngộ́t ngờ mà cũng hết sức bất thường của hai anh em Quan Trương được xây dựng trên cơ sợ̉t chuỗi các tình tiết sự việc để hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn giữa lòng trung thành và sự phản bội. Quan Công buộc phải chém đầu Sái Dương trong một hồi trống để chứng tỏ lòng trung nếu không sẽ bị kết tội là phản bội

Và cũng từ tình huống truyện ấy tính cách nhân vật  khắc họa rõ nét hơn.

Vây trong toàn bộ đoạn trích  em có nhận xét gì̀ tính cách của Trương Phi và nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật của tác giả ?

_ Cái tài của tác giả là đã tạo ra được một tình huống đặc biệt  để tính cách nhân vật được bộc lộ tự nhiên, hợp lí qua ngôn ngữ, cử chỉ hành động, thái độ của nhân vật. Để từ đó tô đâm trong lòng người đọc một Trương Phi là con người cương trực, nói và làm nhất quán nên dễ̃n đến đơn giản, lỗ mãng, nhưng cũng có phần thận trọng

_ Và cũng qua thái độ ngôn ngữ cử chỉ hành động, tác giả đã làm nội bật tính cách khiêm nhừơng nhũn nhặn, độ lượng, từ̀n, biết đặt trung nghĩa lên hàng đâu của Quan Công

2/ Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành

Cuộc hội ngộ của hai anh em Quan Trương xoay quanh mâu thuẫn giữa lòng trung thành và sự bội. Và quan tòa phán xử công minh cho sự đúng sai tốt xâu ấy chính là hồi trống

Vậy theo em hồi trông Cổ thành có ý nghĩa như thế nào ?

“Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng cánh đánh trống. Chưa dứt một hồi đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”

Hồi trống ngắn gọn, hàm súc mang ý nghĩa sâu sắc, là linh hồn của đoạn trích.

  • Hồi trống thách thức:

.    Hồi trống giải nghi với Trương Phi

  • minh oan cho Quan Công.
  • Hồi trống đoàn tụ của các anh hùng.
  • Hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa.
  • Hồi trống biểu tượng cho lòng trung nghĩa, cho tinh thần dũng cảm, công minh, chính nghĩa.

Hồi trống tạo không khí chiến trận

IV / Kết luận:

1/ Giá tr ni dung

Đoạn trích đã làm nổi bật tính cách Trương Phi và tấm lòng của Quan Công. Qua đó, tác giả muốn khẳng định và đề cao vẻ đẹp của những người anh hùng

II Giá tr ngh thut

* Tổ chức đoạn trích theo nguyên tắc kịch với nhiều xung đột, tình tiết hấp dẫn, căng thẳng.

* Khắc họa rõ nét nhân vật thông qua hành động và ngôn ngữ

4 bình luận to “_ Hồi trống Cổ…”

  1. Huong said

    ý nghĩa của hồi trống cổ thành?

  2. bp said

    hay quá cô a

Bình luận về bài viết này