Phía trước là chân trời

_ Tuyên NĐL

Dưới đây chỉ là phần tóm tắt hệ thống của bài . muốn xem chi tiết , mời bạn bước vào đây

A/  TÁC GIẢ

B/ TÁC PHẨM

I/ Hoàn cảnh ra đời, đối tượng và mục đích sáng tác

1/ Hoàn cảnh ra đời :

_ 26/8, Tai căn nhà 48  Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập

_ 2/9/45 tại Quảng trường Ba Đình Người đọc Tuyên Ngôn Độc Lập trước quốc dân đồng bào

_ Bon đế quốc thực dân đang có dã tâm chiếm lại nước ta

2/ Đối tượng

_ Nhân dân Việt Nam

_ Nhân dân thế giới

_ Bè lũ đế quốc thực dân

3/ Mục đích

_ Tuyên bố Độc lập của nước Việt Nam

_ Đập tan luận điệu xảo trá, âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa của TDP

II/ Bố cục :

1/ Phần 1 : Nêu nguyên lí chung (xác định cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn ) : Quyền Độc lập của các dân tộc

2/ Phần2 :  Chứng minh nguyên lí trên qua thực tế ở Việt Nam

3/ Tuyên bố

III/ Đọc – Hiểu

1/ Phần 1 : Nêu nguyên lí chung (xác định cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn ) : Quyền Độc lập của các dân tộc

_ Cách đặt vấn đề

+ Trích dẫn hai câu nói nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng

+ Ý nghĩa của viếc trích dẫn trên

_ Mở rộng, phát triển vấn đề thành một tư tưởng mới

–> Sự tài tình trong cách lập luận

_ Khẳng định lẽ phải không ai có thể chối cãi – đặt cơ cở pháp lí vũng chắc cho nên Độc lập của dân tộc Việt Nam

2/ Phần2 :  Chứng minh nguyên lí trên qua thực tế ở Việt Nam

a/Thực dân Pháp là những kẻ làm trái nguyên lí

_ Tội ác về chính trị

_ Tội ác về kinh tế

_ Bộ mặt hèn nhát và phản bọi của thực dân Pháp

b/ Nhân dân Việt Nam là những người làm đúng nguyên lí

_ Đối xử nhân đạo với người Pháp

_ Khẳng định sự thật lịch sử : Nhân dân Việt Nam đã vùng lên giành chính quyền từ tay Nhật

3/ Tuyên bố

_ Tuyên bố thoát li hẳn mọi quan hệ với Pháp

_ Khéo léo thắt buộc các nước đồng minh phải công nhận chủ  quyền của nhân dân Việt Nam bằng lẽ phai không ai có thể chối cãi được

_ Tuyên bố Độc lập chủ quyên của nước Việt Nam mới


5 bình luận to “_ Tuyên NĐL”

  1. Mai Hiên said

    Cô ơi, nếu đề hỏi về trình bày Hệ thống lập luận của Bản Tuyên ngôn Độc lập thì cô có thẻ cho em biết hệ thống luận điểm cần đạt đc không cô?
    E cám ơn cô rất nhiều nếu dc cô hồi âm.!!!

    • thaidung1611 said

      Ý của bạn hỏi, cô chưa thật rõ. Bạn chép đề có chính xác không ? “Hệ thống lập luận ” hay hệ thống luận điểm của bản Tuyên ngôn Độc lập ?
      @/ Nếu là hỏi về hệ thống luận điểm của bản Tuyên ngôn Độc lập thì bạn cần có các hệ thống luận điểm luận cứ sau :
      1/ Phần 1 : Nêu nguyên lí chung (xác định cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn ) : Quyền Độc lập của các dân tộc

      _ Cách đặt vấn đề

      + Trích dẫn hai câu nói nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng

      + Ý nghĩa của viếc trích dẫn trên

      _ Mở rộng, phát triển vấn đề thành một tư tưởng mới

      –> Sự tài tình trong cách lập luận

      _ Khẳng định lẽ phải không ai có thể chối cãi – đặt cơ cở pháp lí vũng chắc cho nên Độc lập của dân tộc Việt Nam

      2/ Phần2 : Chứng minh nguyên lí trên qua thực tế ở Việt Nam

      a/Thực dân Pháp là những kẻ làm trái nguyên lí

      _ Tội ác về chính trị

      _ Tội ác về kinh tế

      _ Bộ mặt hèn nhát và phản bọi của thực dân Pháp

      b/ Nhân dân Việt Nam là những người làm đúng nguyên lí

      _ Đối xử nhân đạo với người Pháp

      _ Khẳng định sự thật lịch sử : Nhân dân Việt Nam đã vùng lên giành chính quyền từ tay Nhật

      3/ Tuyên bố

      _ Tuyên bố thoát li hẳn mọi quan hệ với Pháp

      _ Khéo léo thắt buộc các nước đồng minh phải công nhận chủ quyền của nhân dân Việt Nam bằng lẽ phai không ai có thể chối cãi được

      _ Tuyên bố Độc lập chủ quyên của nước Việt Nam mới

      @/ Còn nếu hỏi về cách lập luận (hay tài lập luận) của bản Tuyên ngôn Độc lập thì em cần có các ý như sau :
      */ Ở phần mở đầu :
      _ Nhiệm vụ của phần mở đầu của một bản tuyên ngôn là nêu nguyên lí chung làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài.

      _ Để xác định cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của mình Bác đã mở đầu bằng cách trích dẫn 2 câu nói nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới

      Bản Tuyên ngôn Độc Lập 1776 của Mĩ viết :“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”;

      Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791 cũng nói : “Người ta sinh ra có quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi. Và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

      –>Bằng cách ấy, Bác không chỉ đặt cơ sở tư tưởng vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập mà còn khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của người Pháp người Mĩ, dùng gậy ông đập lưng ông nhằm rung lên hôi chuông cảnh báo ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng

      –>Bằng cách mở đầu như thế, Bác đã đặt ba cuộc cách mạng ngang nhau, ba nền độc lập ngang nhau. Bác đã nâng tầm vóc văn hóa Việt Nam sánh ngang với ánh sáng văn minh thế giới

      Nét sáng tạo mới mẻ trong ngòi bút chính luận Hồ Chí Minh không chỉ ở việc trích dẫn trong 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng mà

      _ Bác còn suy rộng phát triển vấn dề lên thành một tư tưởng mới :

      + Những gì tuyên ngôn của người Pháp người Mĩ đưa ra đều đáp ứng cho nhu cầu thuộc về cá nhân, về cái tôi của mỗi người, không có bóng dáng của lập trường dân tộc

      + Tài lập luận của Bác là ở chỗ Bác cho rằng mọi người là tất cả con người, tất cả con người làm thành dân tộc. Do đó mọi người có thể thay thế bằng dân tộc : “Từ lời nói bất hủ ấy suy rộng ra có nghĩa là : Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

      Óc suy luận của nhà chính trị Hồ Chí Minh quả là sáng suốt và lôgic, biết cách dùng từ và dùng đúng chỗ. Từ quyền con người Bác đã vận dụng thiết thực và sáng tạo vào quyền độc lập dân tộc, từ khái niệm con người cá nhân sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và đầy thuyết phục.

      “Những lẽ phải không ai chối cãi” của phần mở đầu được dùng như một tiền đề, một xuất phát điểm chắc chắn để dẫn tới cái đích cuối cùng :

      ==> Bác trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới về nền độc lập của dân tộc

      Và trong
      */phần tuyên bố này cái tài lập luận của nhà chính trị Hồ Chí Minh là ở chỗ :

      _ Lấy lời nói của các nước đồng minh để khéo léo thắt buộc các nước Đông minh : “Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhân nguyên tắc dân tộc bình đẳng quyết không thể không công nhận độc lập của nhân dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”

      “Tin” là tỏ ra tôn trọng là giả định phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là cách Bác buộc họ không thể không công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam. Bác đã lùi một bước “tin” để tiến thêm hai bước dài “quyết không thể không công nhận…”, hai lần phủ định “không” để dẫn tới sự khẳng định mạnh mẽ “quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”
      Và để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của mình, Bác đã sử dụng
      */ Lời văn không khô khan mà trữ tình đanh thép. Mỗi từ mỗi câu đều chứa đựng trong đó tâm hồn, tấm lòng của người viết
      _ Khi tố cáo tội ác của giặc

      _ Khi đập lại luận điệu xảo trá của thực dân Pháp

      _ Khi Tuyên bố với nhân dân thế giới về việc thành lập của một nhà nước mới

      Từ đó chốt lại về cái tài lập luận của Bác qua TNĐL

      Trên đây chỉ là một vài gợi ý nhỏ. Hơn nữa cô cũng chưa thật rõ câu hỏi của bạn, nên có thể chưa được mong muốn của bạn. Bạn có thể vào BÀI GIẢNG CHI TIÊT hoặc đề văn GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNG CỦA TNĐL để tham khảo thêm. Nếu vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn , bạn trao đổi lại với cô nhé !
      Chúc bạn sức khỏe và sự thành công !

  2. thaidung1611 said

    Bạn Mai Hiên thân mến !
    Cô đã gửi Gmail cho bạn . Nhưng hình như địa chỉ của bạn có vấn đề nên tôi gửi thư cho ban nãi mà chẳng được. Mong bạn thông cảm nhé ! Chào tạm biệt nhé

  3. Nguyễn Thị Thu Thủy said

    Bài giảng chi tiết tuyệt lắm cô ạ! Cô đã mang đến cho em cảm xúc khi giảng bài – điều mà em không thể có khi đọc sách giáo viên và một vài tài liệu tham khảo khác. Em xin là học học trò của cô, cô nhé!

Gửi phản hồi cho Nguyễn Thị Thu Thủy Hủy trả lời