NHAN ĐỀ TP
1/NHAN ĐỀ CỦA TÁC PHẨM VỢ NHẶT
Quá trình sáng tạo của nhà văn cũng giống như quá trình“mang nặng đẻ đau”của người mẹ. Và cũng giống như người mẹ , nhà văn lại dành bao yêu thương, bao trăn trở tìm cho đứa con tinh thần của mình một cái tên. Để từ đó, nhà văn có thể gửi đến bạn đọc những thông điệp của tác phẩm một cách nhanh nhất, khái quát nhất . Thông thường, khi đặt tên cho tác phẩm, người nhà văn hay theo mấy khuynh hướng sau: Một là khái quát chủ đề tác phẩm (Đất nước đứng lên, Vỡ bờ, Sóng gầm…), hai là lấy tên nhân vật chính làm tên tác phẩm (Chí Phèo, Chị Tư Hậu, Tố Tâm…), có khi lấy bối cảnh thời gian hoặc không gian (Gió đầu mùa, Làng…). Cũng có khi nhà văn dùng một hình ảnh một chi tiết tiêu biểu… Dẫu khuynh hướng nào thì tên tác phẩm cần giàu sức gợi mở, kích thích được tối đa khả năng tưởng tượng của người thưởng thức. Và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp như thế.
Tác phẩm có tiền thân là “Xóm ngụ cư”. Hòa bình lập lại, tác giả viết lại dựa vào cốt truyện cũ, và đặt tên là “Vợ nhặt”,được in trong tập “Con chó xấu xí.
Ngay nhan đề của tác phẩm đã gây được sự chú ý đặc biệt bởi sự kết hợp độc đáo của nó. Vợ là danh từ chỉ người hơn nữa còn là một người có vai trò rất quan trọng trong gia đình.”
Người xưa cho rằng “tậu trâu, lấy vợ làm nhà, Trong ba việc ấy thực là khó thay. Còn”nhặt” là động từ thường liên quan đến vật, những thứ không ra gì. Để có vợ, người ta hỏi, phải cưới với bao sính lễ nhiêu khê, còn Tràng thì “nhặt” được vợ. Đem cái quí giá thiêng liêng kết hợp với thứ rẻ rúng là Kim Lân muốn thể hiện thảm cảnh khốn cùng của người dân trong nạn đói 1945 : thân phận con người như cỏ rác, có thể nhặt được ngoài đường ngoài chợ.
Nhưngvợ cũng chính là biểu trưng của hạnh phúc. Cho dù là nhặt ở ngoài đường thì bản thân “vợ” cũng đã gợi ra một tổ ấm gia đình. Và như thế với sự kết hợp có vẻ như oái oăm vô lý, nhan đề của tác phẩm vừa gợi ra được tình huống éo le của câu chuyện, vừa gợi ra được số phận con người năm đói, cũng như khát vọng hướng tới một mái ấm gia đình của họ.
“Vợ nhặt” là một nhan đề làm ám ảnh lòng người
2/ NHAN ĐỀ CỦA TÁC PHẨM HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Quá trình sáng tạo của nhà văn cũng giống như quá trình“mang nặng đẻ đau”của người mẹ. Và cũng như người mẹ , nhà văn lại dành bao yêu thương, bao trăn trở tìm cho đứa con tinh thần của mình một cái tên. Để từ đó, tác giả có thể gửi đến bạn đọc những thông điệp của tác phẩm một cách nhanh nhất, khái quát nhất . Thông thường, khi đặt tên cho tác phẩm, người sáng tác hay theo mấy khuynh hướng sau: Một là khái quát chủ đề tác phẩm (Đất nước đứng lên, Vỡ bờ, Sóng gầm…), hai là lấy tên nhân vật chính làm tên tác phẩm (Chí Phèo, Chị Tư Hậu, Tố Tâm…), có khi lấy bối cảnh thời gian hoặc không gian (Gió đầu mùa, Làng…). Cũng có khi nhà văn dùng một hình ảnh một chi tiết tiêu biểu… Dẫu khuynh hướng nào thì tên tác phẩm cần giàu sức gợi mở, kích thích được tối đa khả năng tưởng tượng của người thưởng thức. Và nhan đề Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là một trường hợp như thế.
Nhan đề của tác phẩm được xây dựng trong nghệ thuật tương phản giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Nếu hồn Trương Ba là ẩn dụ biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong của con người, là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao; da hàng thịt là ẩn dụ biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người, biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Thì nhan đề trên không chỉ diễn tả sinh động sự mâu thuẫn giữa thể xác và linh hồn Trương Ba mà còn là sự mâu thuẫn giữa hìnđậm h thức và nội dung của sự vật hiện tượng trong cuộc sống .
Thông qua nhan đề mang tính hình tượng này Lưu Quang Vũ đã phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình.Đồng thời, nhà văn cũng cảnh tỉnh chúng ta : khi không làm chủ được hoàn cảnh, không làm chủ được bản thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc, nhoà mờ khiến tâm hồn và thể xác không còn là một thể hài hoà thống nhất. Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật đã thâu tóm cả giá trị phản ánh hiện thực lẫn nội dung nhân đạo của tác phẩm
3/ NHAN ĐỀ CỦA ĐOẠN TRÍCH Hạnh phúc của một tang gia
Quá trình sáng tạo của nhà văn cũng giống như quá trình“mang nặng đẻ đau”của người mẹ. Và cũng giống như người mẹ , nhà văn lại dành bao yêu thương, bao trăn trở tìm cho đứa con tinh thần của mình một cái tên. Để từ đó, nhà văn có thể gửi đến bạn đọc những thông điệp của tác phẩm một cách nhanh nhất, khái quát nhất.
Thông thường, khi đặt tên cho tác phẩm, nhà văn hay theo mấy khuynh hướng sau: Một là khái quát chủ đề tác phẩm (Đất nước đứng lên, Vỡ bờ, Sóng gầm…), hai là lấy tên nhân vật chính làm tên tác phẩm (Chí Phèo, Chị Tư Hậu, Tố Tâm…), có khi lấy bối cảnh thời gian hoặc không gian (Gió đầu mùa, Làng…). Cũng có khi nhà văn dùng một hình ảnh một chi tiết tiêu biểu.. . Dẫu khuynh hướng nào thì tên tác phẩm cần giàu sức gợi mở, kích thích được tối đa khả năng tưởng tượng của người thưởng thức. . Và “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chương XV trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một trường hợp như thế. Ngay nhan đề của tác phẩm đã gây được sự chú ý đặc biệt bởi sự kết hợp độc đáo của nó.Tên đầy đủ của chương truyện là : Hạnh phúc của một tang gia , Văn Minh nữa cũng nói vào, một đám ma gương mẫu… Hạnh phúc là niềm vui, sự mãn nguyện Tang gia là gia đình có người vừa mất. Không khí bao trùm gia đình này là sự sầu thương não nề.Tang gia mà lại hạnh phúc! Nhà có người chết mà lại vui. Hai khái niệm này khó có thể tồn tại bên nhau Ấy vậy mà Vũ Trọng Phụng đã kết hợp chúng với nhau. Nghe ra có cái gì đó thật vô lý, thật oái oăm ! Đọc tên của chương truyện, chúng ta không khỏi bật cười bởi cách thông báo hóm hỉnh của nhà văn. Nội dung sự việc là đau đớn, bất hạnh. Vậy mà “tang gia” lại có ”hạnh phúc”! Mà lại là hạnh phúc to lớn cứ đầy ăm ắp, tràn ra không nén nổi, vì cái chết của cụ Tổ “đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”,, vì “cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành” và cũng là vì cái đại gia ấy có dịp để khoe của, khoe giàu phô cái sang cho thiên hạ biết. “Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma…”, “tang gia ai cũng vui vẻ cả”. Việc tang là nghi lễ thiêng liêng, cần trang trọng, vậy mà, ngôn từ của tác giả dành nó lại hỗn độn, pha trộn chữ Hán, chữ Nôm, nào hạnh phúc, nào tang gia, nào văn minh, gương mẫu. cứ như chuyện đùa, chuyện vui vậy! Và sự vui đùa ấy đó mở màn cho vở hài kịch mà trên sân khấu hiện thật rõ hai trạng huống nực cuời: đám tang nhưng không phải là đám tang, mà là một đám…. rước. Con người nhưng không phải là con người mà là…. những hình nhân dị dạng, những quái vật. Và cũng bằng sự vui đùa ấy, tác giả đó miêu tả đám tang cụ cố Tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả cái xã hội tư sản thành thị Âu hoá rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở VN những năm 30 – 45 của thế kỉ XX |
Nhan đề của một tác phẩm (hay một đoạn trích), không đơn thuần chỉ là cái tên gọi mà trong đó nó chứa đựng nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Chương XV : Hạnh phúc của một tang gia (số đỏ của Vũ Trọng Phụng) là một nhan đề như thế.
4/ NHAN ĐỀ CỦA TÁC PHẨM Chí Phèo
Quá trình sáng tạo của nhà văn cũng giống như quá trình“mang nặng đẻ đau”của người mẹ. Và cũng giống như người mẹ , nhà văn lại dành bao yêu thương, bao trăn trở tìm cho đứa con tinh thần của mình một cái tên. Để từ đó, nhà văn có thể gửi đến bạn đọc những thông điệp của tác phẩm một cách nhanh nhất, khái quát nhất.
Thông thường, khi đặt tên cho tác phẩm, nhà văn hay theo mấy khuynh hướng sau: Một là khái quát chủ đề tác phẩm (Đất nước đứng lên, Vỡ bờ, Sóng gầm…), hai là lấy tên nhân vật chính làm tên tác phẩm (Chí Phèo, Chị Tư Hậu, Tố Tâm…), có khi lấy bối cảnh thời gian hoặc không gian (Gió đầu mùa, Làng…). Cũng có khi nhà văn dùng một hình ảnh một chi tiết tiêu biểu.. . Dẫu khuynh hướng nào thì tên tác phẩm cần giàu sức gợi mở, kích thích được tối đa khả năng tưởng tượng của người thưởng thức. . Và “Chí Phèo” của Nam Cao là một trường hợp như thế. Ngay nhan đề của tác phẩm đã gây được sự chú ý đặc biệt bởi sự kết hợp độc đáo của nó._ Nhan đề đầu tiên của tác phẩm là Cái lò gạch cũ, phải chăng tác giả muốn nói đến sự luẩn quẩn bế tắc gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện, khi còn là thằng bé đỏ hỏn được cuốn trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch bỏ hoang và hình ảnh cuối truyện : Thị Nở sau khi nghe tin Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát đã nhớ lại những lúc gần gũi với hắn và nhìn nhanh xuống bụng rồi thoáng thấy hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không ở nơi vắng người qua lại ? Có thể sẽ có một Chí Phèo con ra đời cũng ở cái lò gạch ấy để “nối nghiệp” bố. Như vậy “Cái lò gạch cũ” như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm_ Nhưng khi in thành sách năm 1941, nhà xuất bản Đời Mới tự ý đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Nhà xuất bản muốn hướng sự chú ý của bạn đọc vào mối tình của Chí Phèo và thị Nở, một con quỉ dữ của làng Vũ Đại “mặt mũi bị vằn dọc, vằn ngang” và một mụ đàn bà xấu “ma che quỉ hờn”. Cách đặt tên như thế là rất giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị hiếu của lớp công chúng thời bấy giờ._ Mãi đến năm 1946, tác giả mới đặt lại tên là Chí Phèo. Với cái tên này, Nam Cao không chỉ vạch ra số phận bi thảm của Chí Phèo mà quan trọng hơn, nhà văn còn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của Chí PhèoNhan đề của một tác phẩm (hay một đoạn trích), không đơn thuần chỉ là cái tên gọi mà trong đó nó chứa đựng nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm. “Chí Phèo” của Nam Cao là một nhan đề như thế. 5/ NHAN ĐỀ CỦA TÁC PHẨM Chữ người tử tù
Quá trình sáng tạo của nhà văn cũng giống như quá trình“mang nặng đẻ đau”của người mẹ. Và cũng giống như người mẹ , nhà văn lại dành bao yêu thương, bao trăn trở tìm cho đứa con tinh thần của mình một cái tên. Để từ đó, nhà văn có thể gửi đến bạn đọc những thông điệp của tác phẩm một cách nhanh nhất, khái quát nhất.
|
Trả lời