Phía trước là chân trời

_ M/tả và biểu..

I/ Ôn lại bài cũ:

Thế nào là tự sự ?

Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

Một bài văn tự sự phải có : cốt truyện, nhân vật và sự việc.

Thế nào là miêu tả ?

Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

II/Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:

1/ Ngữ liệu :

2/ Thảo luận :

Đoạn văn trên có phải là một văn bản tự sự không ? Tại sao?

* Văn bản là một trích đọan tự sự vì có nhân vật và có sự việc .

Trong đọan văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm không? Hãy tìm những từ ngữ và hình ảnh thể hiện yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đọan trích ?

* Trong đọan văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm :

_ Những yếu tố miêu tả

Suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ và văng văng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ …

-…từ phía mặt đầm lấp lánh dưới kia nổi lên một tiếng kêu dài…mang theo một luồng ánh sáng.

Nàng vẫn ngước mắt lên cao…

_ Những yếu tố biểu cảm :

-Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến.những ý nghĩ cao đẹp.

-Tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia , ngôi sao thanh tú nhất , ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp ngủ.

Em có nhận xét gì về vai trò của miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự trên?

cảnh đêm trăng thơ mộng cùng hình ảnh cô gái ngây thơ xinh đẹp và tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng của chàng mục đồng được thể hiện thông qua những từ ngữ, h/ả, âm thanh, màu sắc.gợi tả và gợi cảm và như thế các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp cho đoạn văn tự sự trở nên sinh động, hấp dẫn và đầy chất thơ.

Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ?

* Ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho văn bản tự sự, tác động đến nhận thức, cảm xúc người đọc, người nghe.

Trong thực tế chúng ta có thể loại văn miêu tả và văn tự sự. Cả hai thể loại này đều sử dụng yếu tố miêu tả. Vậy :

Em hãy chỉ ra điểm giống và điểm khác nhau giữa miêu tả trong bài văn tự sự và miêu tả trong bài văn miêu tả

* Điểm giống và điểm khác nhau giữa miêu tả trong bài văn tự sự và miêu tả trong bài văn miêu tả

_Giống :   Đều phải miêu tả thật rõ, thật hay.

_  Khác: Ở mục đích sử dụng

+ Văn tự sự chỉ dùng yếu tố miêu tả để chen vào làm cho câu chuyện sinh động.

+ Văn miêu tả dùng yếu tố miêu tả là yếu tố chính của toàn bài.

Trong thực tế chúng ta có thể loại văn biểu cảm và văn tự sự. Cả hai thể loại này đều sử dụng yếu tố biểu cảm. Vậy :

Em hãy chỉ ra điểm giống và điểm khác nhau giữa biểu cảm trong bài văn tự sự và biểu cảm trong bài văn biểu cảm

* Điểm giống và điểm khác nhau giữa biểu cảm trong bài văn tự sự và biểu cảm trong bài văn biểu cảm

_ Giống : đều bộc lộ tư tưởng tình cảm của người viết.

_ Khác: Ở mục đích sử dụng

+ Văn tự sự dùng phương thức biểu cảm xen vào làm cho câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.

+ Văn biểu cảm chỉ dùng phương thức biểu cảm là chính .

3/ Kết luận

Qua tìm hiểu ngữ liệu cùng các kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy cho biết thế nào là miêu tả và thế nào là biểu cảm trong văn tự sự?

* Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

* Biểu cảm là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

* Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng, phải phục vụ đắc lực và có hiệu quả trong văn bản tự sự : tác động đến nhận thức, cảm xúc người đọc, người nghe, nhờ chúng mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn

III/ Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự:

1/ Khái niệm :

(gọi học sinh đọc và làm bài tập 1 – sgk – 75 )

* Liên tưởng là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

* Quan sát là xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng

* Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt, hoặc chưa hề gặp.

2/ Vai trò của quan sát, liên tượng và tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm:

a/ Ngữ liệu

b/ Thảo luận :

Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn chỉ cần quan sát kĩ dối tượng mà không cần liên tưởng tưởng tượng, đúng hay sai ? Vì sao ?

_ Sai, vì như thế chỉ là sự tái hiện, sao chép một cách vụng về, nên phải thực hiện hoạt động quan sát kết hợp với liên tưởng tượng tượng để người đọc thấy được sự vật hiện tượng một cách sống động như nó vốn có

Tìm trong đoạn văn trên những từ nhữ hình ảnh chứng tỏ sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng ?

_ Quan sát: …

_ Liên tưởng: …

_ Tưởng tượng: …

Để câu chuyện của mình không gây cảm giác khô khan, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc

Hãy tìm những từ ngữ hình ảnh trong đoạn trích thể hiện sự bộc lộ cảm xúc của người viết ?

….

Theo em những cảm xúc, những rung động (để biểu cảm) trên được nảy sinh từ đâu ?

Từ sự quan sát chăm chú kĩ càng tinh tế ?

Từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng hồi ức ?

Từ những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể

Từ và chỉ từ bên trong trái tim người kể

( trừ đáp án d vì nó chưa đủ và chưa chính xác )

c/ Kết luận :

Theo em, các yếu tố quan sát, liên tưởng và tưởng tượng có vai trò như thế nào trong việc miêu tả và biểu cảm của một bài văn tự sự?

_ Quan sát, liên tượng và tưởng tượng có vài trò rất quan trọng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự . Nó làm cho câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn

Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải làm gì ?

_ Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân.Đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.

IV/ Ghi nhớ : SGK

V/ Luyện tập

1/ Bài 1/ trang 76 : Nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong

a/ Một đoạn văn tự sự đã học ở lớp 10 ( Học sinh về nhà tự làm)

b/ Đọan trích từ truyện “Lẵng quả thông” của nhà văn C.Pau -tốp -xki :

*Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đọan văn và cho biết vai trò của các yếu tố này trong việc nâng cao hiệu quả tự sự của đọan văn?

– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm . có tác dụng đa dạng hóa và sinh động hóa nội dung tự sự trong đọan; đồng thời nó còn có vai trò liên kết chặt chẽ các sự việc được nói đến trong đọan trích.

2/ Bài tập 2/ trang 76 :

*Đọc và cho biết yêu cầu của bài tập ?

-Viết một đọan văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến tham quan du lịch mà em đã trải qua.

– Yêu cầu :

+ Phải xác định được đối tượng được miêu tả -tự sự.

+ Lập dàn ý sơ lược cho đọan văn.

+ Diễn đạt các ý thành đọan.

Bình luận về bài viết này