Phía trước là chân trời

Archive for Tháng Sáu, 2014

Tổ ấm

Posted by thaidung1611 trên 28/06/2014

skmbt_c36011112514450_0046

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh chuyến tàu đêm và lá cờ đỏ sao vàng

Posted by thaidung1611 trên 28/06/2014

Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng ở cuối truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

I/ MỞ BÀI:

_ Nếu sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc ấy là nhờ chi tiết, hình ảnh nghệ thuật.

_ Đọc“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ta không thể quên hình ảnh chuyến tàu đêm qua phố cũng như không khỏi ám ảnh bởi hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng ở cuối truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân .

II/ THÂN BÀI :  

(1/ Nói qua về chi tiết, hình ảnh nghệ thuật):

Chi tiết nghệ thuật truớc hết là những yếu tố về ngôn ngữ, lời văn được dùng để diễn tả nội dung tư tưởng của tác phẩm.. Nếu trong thơ, chi tiết có thể là một từ như: “Vèo”  (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), một hình ảnh tu từ như: “Hồn tôi là một vườn hoa lá”  (Từ ấy – Tố Hữu) v.v… Thì trong tác phẩm tự thì chi tiết có thể là lời nói của nhân vật, bộ điệu, cử chỉ, nét mặt, đồ vật, cảnh tượng, hoặc có khi là một tình tiết của cốt truyện. 

2/ Cảm nhận

a/ Hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

*/ Tóm tắt hoàn cảnh xuất hiện hình ảnh

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình không có cốt truyện. Câu chuyện diễn ra theo bước chuyển của thời gian, xoay quanh tâm trạng của chị em Liên từ lúc chiều muộn đến đêm khuya. Khi phiên chợ đã vãn, bóng tối chưa sụp xuống phố huyện thì cuộc đời bóng tối đã dần hiện ra . Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ “tìm tòi” “ bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Mẹ con chị Tí :Ngày thì mò cua bắt tép. Chập tối cho đến đêm dọn chõng hàng nước chè tươi. Bà cụ Thi đến mua rượu với tiếng cười khanh khách quen thuộc rồi lảo đảo lẫn vào bóng tối. Bác phở Siêu với chấm lửa nhỏ, vàng lơ lửng đi trong đêm tối mênh mông.Gia đình bác Xẩm không khách, không hát, không tiền.Chị em Liên vốn ở Hà Nội, nhưng vì cảnh nhà sa sút mới dọn về đây. Mẹ Liên mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu, giao cho Liên trông coi. Đêm nào cũng vậy, hai chị em ra ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng trong bóng tối, vừa cố bán thêm hàng vừa quan sát những cảnh đời nơi phố huyện và cũng cố thức nhìn đoàn tầu qua phố – hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

*/ Cảm nhận :

(_/ Tàu đến )Chỉ vậy thôi chăng ? Không ! Còn có một cái gì đó sâu hơn nhiều đối với chị em Liên và càng sâu sắc hơn đối với đám người khốn cùng ở phố huyện.Mỗi chuyến tầu từ Hà Nội sẽ qua phố huyện trong mấy phút. Mỗi đêm, hai đứa trẻ lại chờ đờ đợi. Hẳn các em phải chờ chuyến tầu ấy qua suốt một ngày buồn tẻ. Nỗi chờ đợi càng trở nên khắc khoải hơn khi đêm đổ xuống : đèn thắp sáng ở các nhà xung quanh, ngọn đèn leo lét nơi hàng nước nhà chị Tí, cái chấm lửa nhỏ của bác phở Siêu… đó chính là những điểm mốc, bước đi của thời gian đang đưa các em xích lại gần với chuyến tàu. Nên mặc dù đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai em vẫn cố gượng, và cho đén khi không thể chờ thêm được nữa, An vẫn còn dặn chị : tàu đến thì chị đánh thức em nhé. 

_ Họ khao khát chờ đón đoàn tầu như chờ đón một sự cố trọng đại. Bởi chính chuyến tầu đêm đã mang một thế giới khác đến gợi cho các em nhớ lại một vùng sáng rực rỡ lấp lánh có nhiều thứ quà ngon lạ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, mà giờ đây với các em đã là một thứ xa xỉ nhiều tiền không bao giờ mua được .

_ Đoàn tàu gợi cho các em nhớ lại một hồi ức đẹp. Hồi ức đó, ước mơ đó như trong truyện cổ tích nhưng chẳng khác gì một ảo ảnh, vụt chớp sáng rồi vụt qua ngay, xa dần, xa dần để rồi ngày mai lại xuất hiện, lại hi vọng mơ hồ.

_ Đoàn tàu còn là niềm an ủi nỗi khát khao mơ hồ, ước mơ không bao giờ tắt về một chút tươi sáng cho sự nghèo khổ hàng ngày.

Chuyến tàu qua, tiếng rầm rộ của đoàn tàu, tiếng ồn ào của hành khách, cả cái ánh đèn sáng trắng chiếu xuống đương làm phố huyện như bừng tình trong chốc lát

_ Chuyến tàu là niềm vui duy nhất giải toả tâm lí sau một ngày  mệt mỏi buồn chán.

_/ Nhưng rồi chuyến tầu cũng nhanh chóng xa dần, khuất dần. Phố huyện hết náo động, chỉ có bóng đêm lồng với bóng người đi về. Chị Tí sửa soạn đồ đạc. Bác phở Siêu gánh hàng vào làng, vợ chồng bác Xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ. Liên như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ cũng ngập dần vào giấc ngủ yên tĩnh như đêm trong phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối

Sự xuất hiện của chuyến tàu đêm càng làm nổi bật cuộc sống buồn tẻ tù đọng đáng thương nơi phố huyện.

Và hình ảnh ngọn đèn dầu chiếu sáng một vùng đất nhỏ xuất hiện cuối tác phẩm mang ý nghĩa: cuộc sống tăm tối trong hiện tại vẫn xâm chiếm tâm hồn chị, cuộc sống tươi sáng trong tương lai vẫn còn xa xôi. Điều đó đã gợi lên ở người đọc một niềm bâng khuâng thương cảm sâu sắc.

(_/ Ý nghĩa )Truyện ngỡ chẳng có gì để nói, ấy vậy mà Thạch Lam đã nói được rất nhiều, nhất là về tình trạng đời sống của những con người nhỏ bé trong xã hội. Thông qua hình ảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện, nhà văn bày tỏ niềm cảm thông, xót thương sâu sắc trước cuộc sống tăm tối của người lao động, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của họ. Từ đó nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: Hãy quan tâm đến cuộc sống con người, giúp cho con người thoát khỏi sự tù túng, tăm tối; hãy giúp cho họ có một cuộc sống tươi sáng hơn thực tại mà họ đang sống.

b/ Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trong ý nghĩ của Tràng

*/Tóm tắt ngắn gọn hoàn cảnh xuất hiện hình ảnh

Tràng nhà nghèo, xấu xí, có nét dở hơi, dân ngụ cư lại sống với một mẹ già. Ai cũng tưởng Tràng ế vợ suốt đời. Ấy vậy mà đúng vào lúc ranh giới giữa cái sống và cái chết mong manh như sợi tóc, thì Tràng nhặt được vợ –  biểu trưng của hạnh phúc, chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy câu nói đùa. Bà cụ Tứ đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong nỗi đau đớn, sự thương cảm sâu sắc và nồi cháo cám . Tràng từ vô tình đùa cho vui nay đã thành sự thật. Lúc đầu anh cũng thoáng lo, rồi chậc kệ, còn bây giờ anh đã thấy mình đổi khác. Tràng đã có niềm vui, niềm tin, thấy mình đã thành người có trách nhiệm.  Dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt của mùi chết chóc và tiếng khóc hờ ai oán, dù bữa ra mắt của họ chỉ là nồi cháo cám chát xít, nghẹ bứ nhưng Tràng đã thấy lá cờ đỏ sao vàng, thấy đoàn người đi phá kho thóc trên đê Sộp

*/ Cảm nhận:

_ Quên cả đói khát và chết chóc, Tràng  thoáng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng. Nghĩa là amh đang hướng về cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Một câu kết như thế chứa đựng bao nhiêu sức nặng về nội dung và nghệ thuật. Vắng bóng chi tiết này, thiên truyện sẽ sa vào lối kết cấu khép của văn học hiện thực phê phán. Sự bổ sung chi tiết này tạo ra kết cấu mở khiến tác phẩm thực sự vượt qua phạm trù của văn học 30 – 45 để bước tới phạm trù của văn học hiện đại. Nhờ thế thiên truyện đóng lại mà số phận mới vẫn tiếp tục mở ra. Cái “lá cờ đỏ” kia như tín hiệu của một sự đời đổi mới. Nhân vật Tràng tiếp tục vận động về phía niềm tin về phía cuộc sống. “Lá cờ đỏ” như gợi mở một sự thanh toán triệt để kiểu số phận  bế tắc như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo… Chi tiết này không phải là ước mơ viển vông, một ảo tưởng cổ tích mà nó có cơ sở vững chắc từ trong hiện thức đời sống.Điều đó không chỉ phản ánh niềm tin của người nông dân đối với cách mạng mà còn cho thấy khả năng cách mạng của họ. Chúng ta tin rằng, Tràng sẽ có mặt trong đám người đói vùng lên, tham gia tổng khởi nghĩa cho đến ngày độc lập…

3/ So sánh:

_ Hai hình ảnh kết thúc tác phẩm trên đây thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo của các nhà văn, đồng thời là những thông điệp mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Với cách “kết thúc mở”, các nhà văn vừa gợi niềm bâng khuâng thương cảm, vừa gieo vào lòng người đọc một niềm tin về cuộc sống tương lai của người lao động và hiện thực tươi sáng của cách mạng.

_ Nếu hình ảnh kết thúc “Hai đứa trẻ” lay động niềm bâng khuâng thương cảm và dư vị sâu lắng của người đọc trước niềm khát khao mong ước có phần mơ hồ, xa xăm với hiện thực cuộc sống bấy giờ thì hình ảnh kết thúc “Vợ nhặt”, dù chưa rõ nét nhưng đã làm vang lên dư âm lạc quan cho câu chuyện, gợi người đọc suy tưởng, phán đoán về tương lai của người nông dân sau nạn đói 1945.

III/ KẾT LUẬN

Posted in Chưa phân loại | 1 Comment »

Đất Nước qua “Việt Bắc” và đoạn trích “Đất Nước”

Posted by thaidung1611 trên 28/06/2014

Đất Nước trong Việt Bắc (Tố Hữu) vàtrích đoạn Đât Nước (trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)

I/ MỞ BÀI :

 Đất nước là đề tài quen thuộc trong thơ văn. Nhưng không vì thế mà nó trở nên đơn điệu nhàm chán. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi hoàn cảnh khác nhau, cũng như mỗi phong cách của một tác giả lại có cách thể hiện gương mặt Đất Nước khác nhau. Góp phần làm phong phú cho mảng đề tài này ta phải kể đến Việt Bắc của Tố Hữu) và trích đoạn Đât Nước (trường ca Mặt đường khát vọng ) của Nguyễn Khoa Điềm

II/ THÂN BÀI :

(1/ Đất Nước trong văn học xưa )

Mở đâu cho chương thơ của mình, Nguyễn khoa Điềm đã viết “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Vâng ! Nhà thơ và cả chúng ta nữa, đều không biết đất nước có từ bao giờ, nhưng qua văn chương cổ, ta bắt gặp gương mặt đất nước từ một cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp:

                                       Gió đưa cành trúc la đà

                               Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

                                      Mịt mù khói tỏa ngàn sương

                              Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ (ca dao)

Hay một chợ quê yên bình

                              Lao xao chợ cá làng ngư phủ

                          Dẳng dỏi cầm ve lầu tịch dương  (Nguyễn Trãi)

Nhưng khi có giặc ngoại xâm, thì đất nước không chỉ oằn mình trong đau thương. Mà đất nước ấy còn rực lửa căm hờn : “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống” Để rồi lòng căm hờn ấy biến thành những trận đánh vang trời :

                             Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

                              Miền Trà Lân trúc chẻ cho bay (Nguyễn Trãi)

Để mãi mãi đất nước là niềm tự hào của con cháu người Việt

               Từ Triệu Dinh Lý Trần bao đời gây nền Dộc lập

               Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên xưng Đé một phương

               Tuy mạnh yếu tưng lúc khác nhau

               Song hào kiệt đời nào cũng có (Nguyễn Trãi)

(2/ Trong hai tác phẩm)

*/ (Giống )Hòa trong nguồn mạch chung của văn học dân tộc, Tố Hữu và Nguyễn Khoa Điểm cũng thấy Đất Nước mình hiện lên thật tươi đẹp. Trải qua những cơn binh lửa Đất Nước thật đau thương nhưng cũng thật anh hùng mà tình nghĩa.

_ Nếu Tố Hữu cảm nhận đất nước qua cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc :

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Thiên nhiên Việt Bắc như một sinh thể đang biến đổi trong từng khoảnh khắc ( Đông xuân hạ thu, sáng, hoa mơ nở trắng rừng, trưa ánh nắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng dọi bàng bạc khắp nơi . Và trong thiên nhiên ấy con người là đoá hoa đẹp nhất có hương thơm ngọt ngào nhất. Họ là những con người Việt Bắc bình dị làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Chính họ đã thắp sáng thiên nhiên làm cho thiên nhiên thêm rực rỡ.

_ Thì Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận Đất Nước là núi sông rừng bể bao la:

         Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hon núi bạc”

                      Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi.”

Đất Nước là  những danh lam thắng cảnh tươi đẹp kỳ thú như  Núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm… vượt lên lối liệt kê tầm thường, Ông không chỉ chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn nhìn ra trong đó tình nghĩa thuỷ chung của những con người làm nên gương mặt đất nước   

                          Và ở đâu trên khắp ruồng đồng gò bãi

                          Chẳng mang một dáng hình một ao ước ông cha

                          Ôi đất nước đi đâu ta cũng thấy

                           Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

*/ Nhưng khi giặc ngoại xâm tràn đến, Đất Nước đã phải trải qua những ngày tháng đau thương.

_Trong Việt Bắc, Tố Hữu không nói nhiều về nỗi đau mất mát. Bởi bài thơ vừa là khúc ca ân tình vừa là bài ca chiến thắng của một thời lịch sử. Nên quê hương cách mạng những ngày “trứng nước” ấy hiện lên với bao nỗi gian nan vất vả : “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”; “Thương nhau chia củ sắn lùi, Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”và qua cả hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng – Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” …

_  Nguyễn khoa Điềm cũng cảm nhận nỗi đau thương ấy không phải ở một giai đoạn, một thời kỳ cụ thể  mà là suốt 4000 năm :

                                  Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

                                  Con gái con trai bằng tuổi chúng ta

                                  Cần cù làm lụng

                                  Khi có giặc người con trai ra trận

                                  Người con gái trở về nuôi cái cùng con

                                  Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Trong lịch sử dựng nước của mình, dân tộc Việt Nam có thời kỳ nào không phải chống ngoại xâm, có thế hệ nào không phải trải qua nỗi đau của chiến tranh : con mất cha, vợ mất chồng; những người vợ, người mẹ vò võ một mình nuôi con, mòn mỏi chờ người thân trở về.

_ Trước núi đau thương chồng chất mà kẻ thù gây ra cho dân tộc, trước sự sống còn của vận mệnh Đất nước, Tố Hữu cảm nhận được cả đất trời cùng đồng lòng vùng lên đánh giặc

                           Nhớ khi giặc đến giặc lùng

                   Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

                           Núi giăng thành lũy sắt dày

                   Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

                            Mênh mông bốn mặt sương mù

                   Đất trời trời ta cả chiến khu một lòng

Biện pháp nhân cách hóa, kết hợp với các động từ mạnh, các từ chỉ không gian rộng lớn, Tố Hữu đã nêu bật được sức mạnh trời không dung đất không tha đối với kẻ thù

_Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận lòng căm thù, sức mạnh vùng lên của dân tộc qua “bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuối”, “Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”,

                        Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

                        Có nội thù thì cùng nhau đánh bại

Câu thơ giản dị như lời kể, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật được sức mạnh tất thắng của ta

_  Bằng cảm quan hiện thực ấy, Tố Hữu thấy sức mạnh của Đất nước qua những con đường  ra trận:

                                    Những đường Việt Bắc của ta

                              Đêm đêm rầm rập như là đất rung

                                    Quân đi điệp điệp trùng trùng

                              Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan

                                    Dâm công đỏ đuốc từng đoàn

                              Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

                                    Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

                              Đèn pha bật sang như ngày mai lên

 

Một loạt từ láy kết hợp với biện pháp so sánh cường điệu, hình ảnh thơ vừa thực vừa lãng mạn, Tố Hữu không chỉ gợi ra  gợi ra thật hay, thật hào hùng âm vang, sức mạnh của  cuộc kháng chiến mà còn làm cho  hình ảnh  đất nước trong khỏng chiến, bỗng trở nên rực sáng và hào hùng

_ Soi chiếu vào lịch sử, qua “bốn nghìn năm Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm cũng thấy sức mạnh của dân tộc ở “bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi”

                 Họ sống và chết

                 Giản dị và bình tâm

                 Không ai nhớ mặt đặt tên

                 Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Đó là mạch ngầm truyền thống, là ý chí giống nòi, chảy từ quá khứ đến thực tại và tương lai, tạo nên sức mạnh bốn nghìn năm lịch sử mà không kẻ thù nào có thể đánh bại

*/ Nói đến Đất Nước là nói nhân dân, những con người đã đem máu mồ hôi và nước mắt để sáng tạo lịch sử và đất nước.

_ Trong mạch cảm hứng ấy,  Tố Hữu cảm nhận được những người góp phần làm nên “Quê hương Cách mạng”, “dựng nên Cộng hòa”, đó là những người mẹ địu con lên rẫy, những người đan nón, những người đi rừng “đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, và cả những cô em gái hái măng một mình. Họ là nhưng con  người nghèo khổ nhưng “đậm đà lòng son”, thủy chung tình nghĩa, đồng cam cộng khổ với kháng chiến và Cách mạng. Họ chính là chủ nhân anh hùng của đất nước anh hùng. Chính họ là những người ân nghĩa thủy chung hơn ai hết

                   _  Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

                   _  Mười lăm năm ấy ai quên

                 Quê hương cách mạng dựng lên cộng hòa

_ Cùng  chung cảm hứng như thế, Nguyễn Khoa Điềm thấy “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân”. Nhân dân có thể là anh, là em, là người vợ nhớ chồng, là người học trò nghèo, là Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm, là bốn nghìn lớp người “không ai nhớ mặt đặt tên. Họ là tập thể những anh hùng vô danh và chính họ làm nên Đất Nước muôn đời Và  họ không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn nghĩa tình biết bao :

                                 Hằng năm ăn đâu làm đâu

                                 Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

(3/ khác )Yêu quê hương đất nước, đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của nhân dân ta. Nhưng tùy vào hoàn cảnh thời đại, tùy vào tình huống cụ thể, vào điểm nhìn của mỗi cá nhân mà nội dung này có những biểu hiện khác nhau với những sắc thái khác nhau

 */   Việt Bắcđược làm vào tháng 10.1954, khi TW Đảng và Chính phủ cùng cán bộ chiến sĩ rời chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nên với Tố Hữu, Đất nước là quê hương cách mạng, là ân tình của những con người kháng chiến đối với quê hương Cách mạng, với nhân dân . Đất nước còn là lòng kính yêu , niềm tự hào tin tưởng vào Bác Hồ vào Đảng :

                  Mình về với Bác đường xuôi

            Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

                  Nhớ Ông Cụ mắt sang ngời

             Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường…

Những tình cảm này đan dệt nhuần nhụy với nhau, mang đến cho bài thơ một sắc thái mới : Trữ tình chính trị. Và cảm hứng này là nguồn thơ chủ yếu của Tố Hữu. Và nhà thơ đã thể hiện nó một cách tự nhiên bằng một giọng tâm tình ngọt ngào. Cả bài thơ được cấu tạo theo lối đối đáp giao duyên (mình – ta) của ca dao dân ca: Đối đáp giữa hai người yêu thương nhau, tình nghĩa mặn nồng nay phải chia tay nhau kẻ đi người ở. Cả bài thơ tràn ngập nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong kẻ ở và người đi trong câu hỏi và trong cả lời đáp. Nỗi nhớ cứ trở đi trở lại cồn cào da diết . Toàn bộ bài thơ là lời nhắc nhở ân tình : Xin đừng quên tấm lòng son đã hiến dâng tất cả cho Cách mạng; xin đừng quên những ngày gian khổ Hãy biết giữ vững truyền thống cách mạng trong bất kỳ hoàn cảnh nào : “Phố đông còn nhớ bản làng – Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng” ? Hơn cả lời nhắc nhở còn là tấm lòng thành kính biết ơn và tin tưởng vào Đảng, Bác và Cách mạng

Tố Hữu nhắc nhở mình cũng là nhắc nhở mọi người . Và những tình cảm chính trị này đến với họ như những tiếng ru ngọt ngào sâu lắng. Vì thế quê hương cách mạng Việt Bắc đã trở thành quê chung của mỗi người Việt Nam yêu nước

 */   Còn đoạn trích Đất nước nằm ở phần đầu của chương V, chương trụ cột của trường ca Mặt đường khát vọng, sáng tác năm 1971 là năm mà cuộc chiến tranh chống Mĩ  ở miền Nam đang vào thời kì ác liệt. Tác giả viết trường ca này nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ thành thị miền Nam ở vùng tạm chiếm, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, ý thức được sứ mệnh của mình đối với dân tộc trong cuộc đấu tranh thiêng liêng bảo vệ đất nước. Vì thế nhà thơ đã tìm cho mình một cách nói riêng trong thơ :

        Để đất nước này là Đất Nước Nhân dân

        Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại.

 Ông đã dùng một đất nước dân gian để nói lên tư tưởng lớn đó. Bởi dân gian chính là dân tộc, lại là cái phần tiêu biểu, đậm đà nhất dễ nhận ra nhất của dân tộc. Hơn nữa với hình ảnh một đất nước dân gian thơ mộng trữ tình từ xa xưa vọng về sẽ trở nên quen thuộc, gần gũi hơn với mọi người và vì thế cũng dễ cảm dễ hiểu dễ nhận ra cái tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, dễ thức tỉnh mọi người (đúng như dụng ý của tác giả). Và vì thế, với cái nhìn tổng thể nhiều chiều, soi chiếu trên nhiều bình diện, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ phát hiện ra Đất Nước băt nguồn từ những gì gần gũi giản dị thân thiết trong đời sống mỗi con người.

        Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

        Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngay xưa…”

                                                                                     mẹ thường hay kể

        Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

        Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre

                                                                                mà đánh giặc

Đất nước có trong anh và em; “Đất Nước là máu xương của mình”; Đất Nước là do nhân dân sáng tạo:

         Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

         Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Đất nước do “bốn nghìn lớp người” chiến đấu bảo vệ :

           Họ đã sống và chết

           Giản dị và bình tâm

           Không ai nhớ mặt đặt tên

           Nhưng họ đã làm ra đất nước

Trong suốt bốn nghìn năm lịch sử Đất Nước là một cuộc chạy đua tiếp sức không biết mệt mỏi của bao thế hệ người Việt Nam. Cái mà họ truyền cho nhau, tiếp sức cho nhau đó là ngọn đuốc sự sống của dân tộc Việt Nam. Mỗi thế hệ chạy một quãng đường và trao lại cho thế hệ kế tiếp. Cứ như thế, đất nước được hình thành và phát triển bởi vô số những con người vô danh. Chính họ là người gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ Việt Nam mọi giá trị văn hoá vật chất cũng như tinh thần

                 Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

                 Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

                 Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

                 Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân…

                 Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Vâng ! Suốt bốn nghìn năm lịch sử, không ai còn nhớ mặt , nhớ tên những người anh hùng vô danh. Nhưng chính họ đã làm nên, lưu giữ và truyền lại cho chúng ta những gì họ có. Bốn nghìn lớp người ấy đã làm nên tất cả : Từ hạt lúa với nền văn minh lúa nước, ngọn lửa tạo nên bước tiến của loài người, đến những của cải tinh thần quý báu như phong tục tập quán, giọng nói cha ông, tên làng tên xã…Họ đã truyền lại tất cả, để đất nước này mãi là đất nước của nhân dân

Và với cách nhìn mới mẻ ấy, nhà thơ giúp chúng ta thấy được sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân với vận mệnh chung cuả cộng đồng của đất nước. Từ đó nhà thơ đặt ra trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước

                      Em ơi em Đất nước là máu xương của mình

                      Phảỉ biết gắn bó và san sẻ

                      Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                      Làm nên đất nước muôn đời

Để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng đậm đặc chất liệu dân gian. Ông đã chọn lọc những cái tiêu biểu nhất, có ý nghĩa nhất. Và quan trọng hơn là nhà thơ đã chế biến nó, vận dụng nó một cách linh hoạt sang tạo vào lời thơ của mình. Vì vậy , những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian ở đây đã hòa nhập khá tự nhiên với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra mầu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc, vừa mới lạ. Đó chính là đóng góp quan trọng của giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam

III/ KẾT LUẬN :

Hai bài thơ hai phong cách hai điểm nhìn khác nhau: Một quê hương cách mạng tình nghĩa, anh hùng; một Đất Nước của Nhân Dân của ca dao thần thoại. Nhưng cả hai bải thơ đều thể hiện sinh động cảm hứng  về một đất nước giàu đẹp, một đất nước gian nan vất vả, nhưng cũng là một đất nước của nhân dân anh hùng tình nghĩa. Những nét chung và riêng như ta đã phân tích ở trên làm cho Đất nước trong thơ trở nên phong phú đa dạng lấp lánh sắc màu hơn.và vì thế nó càng hấp dẫn người đọc. Bởi nó đã chạm đến phần tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người

 

Posted in Chưa phân loại | 1 Comment »

Chủ nghĩa anh hùng trong “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình”

Posted by thaidung1611 trên 22/06/2014

I/ MỞ BÀI

Phát triển trong điều kiện của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn học 1945 – 1975 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Đó là cổ vũ, ca ngợi chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của những con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Và trong những tác giả tác phẩm tiêu biểu như thế, ta không thể không kể đến Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

II/ THÂN BÀI :

1/ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học (?)

đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc

2/ Vì sao trong văn học thời kỳ này cũng như trong hai tác phẩm  lại phản ánh Chủ nghĩa anh hùng cách mạng (?)

*/ Trong hai cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại ấy đã sản sinh rất nhiều anh hùng, nhiều kỳ tích. Sáng tác văn học để phản ánh những kỳ tích đó vừa là yêu cầu đồng thời cũng là nguyện vọng của những văn nghệ sĩ yêu nước

*/ Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mĩ. Họ đều là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa . Vì thế những sáng tác của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế máu lửa ấy.

*/ Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” ( 1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta. Đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống đó, các nhà văn chiên sĩ của chúng ta không thể không phản ánh, ca ngợi những tâm gương anh hung, những kỳ tích của nhân dân. Vì thế  văn học thời kỳ này nói chung cũng như Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi nói riêng đều thấm đẫm Chủ nghĩa anh hùng cách mạng

3/ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào trong hai truyện ngắn?

(a/ Tóm lược 2 tác phẩm 🙂

*/ Rừng xà nu. được Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965 – thời điểm mà của nước sục sôi đánh Mỹ. Tác phẩm cất lên như một bản anh hùng ca về tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng.của dân tộc Việt Nam nói chung. Truyện kể về cuộc đời Tnú, một người con trai làng Xô Man đi lực lượng đã ba năm năy được về phép thăm làng. Lồng trong tác phẩm là câu chuyện nổi dậy của dân làng Xô Man. Làng nằm trong tầm đại bác của giặc. Và cũng như dân làng Xô Man, rừng xà nu đau thương nhưng vẫn kiên cường vươn lên. Nhân dịp Tnú về thăm làng và nghỉ tại nhà cụ Mết, đêm đó, cụ kể cho dân làng nghe về cuộc đời của Tnú : Anh cùng Mai đi nuôi cán bộ. làm liên lạc, bị địch bắt đi tù. Thoát tù, anh trở về cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Được tin này, giặc kéo về làng. Chúng bắt và tra tấn dã man vợ con anh. Với đôi bàn tay không Tnú không cứu được vợ con, bản thân anh bị bắt, tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay. Trước cảnh dã man này, dân làng đã nhất tề vùng lên giết giặc. Cụ Mết kêu gọi mọi người tự trang bị vũ khí để chiến đấu. Cũng trong đêm ấy Tnú kể cho dân làng nghe chuyện anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn địch bằg đôi bàn tay tàn tật của mình. Sáng hôm sau Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh đến cửa rừng xà nu gần con nước lớn. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy tớichân trời.

*/ Nếu Nguyên Trung Thành kể về một buôn làng Tây Nguyên, thì Nguyễn Thi với Những đứa con trong gia đình(1966), lại chủ yếu dựa trên dòng hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt để làm sống dậy truyền thống đánh giặc của một gia đình Nam Bộ.

Tư Việt bị thương phải nằm bệnh viện. Anh viết thư cho chị Chiến. nhớ lại hồi ở nhà cùng chị đánh tàu Mĩ trên sông Định Thủy, nhớ ngày đầu nhập ngũ, nhớ trận đo lê dữ đội trong rừng cao su. Việt dùng thủ pháo tiêu diệt được một chiếc xe bọc thép, nhưng anh bị thương và ngất đi lạc đồng đội giữa chiến trường. Tỉnh dậy lần thứ nhất, tuy bị thương khắp người, mắt lại không nhìn thấy gì nhưng ãnh vẫn ráng hết sức đi tìm đồng đội. Vì thế anh lại ngất đi. Tỉnh dậy lần hai, trời lất phất mưa, ếch nhái kêu dậy lên, làm anh nhớ lại chuyện đi bắt ếch, rồi hai chi em tranh nhau, chú Năm phải sang phân xử. Và chị Chiến vào giờ cũng nhường em. Để công bằng, chú Năm ghi công của cả hai chị em vào cuốn sổ của gia đìnhvà cả các thành viên trong gia đình tham gia đánh Mĩ. Tiếng trực thăng đưa Việt về thực tại với cảm giác đau đớn… Lần thứ ba tỉnh dậy, tiếng súng của kẻ thù vẫn nổ. Xe bọc thép chạy mỗi lúc một gần, pháo nổ càng gần hơn. mắt không nhìn rõ được vât gì, anh nghĩ tới hoàn cảnh nếu không may bị địch bắt và giết chết. Việt không sợ chết những lại buồn vì không được sống chung với anh Tánh, không còn được đi bộ đội. Lần thứ tư tỉnh dậy, Việt vẫn nghe tiếng súng từ xa vọng lại. ý nghĩ trở về sâu sắc nhất là ngày đầu nhập ngũ, lúc đó Việt mới mười tám và chị Chiến mười chín. Hai chị em tranh nhau đi bộ đội để trả thù cho má., rồi bàn bạc đem bàn thờ má qua gửi nhà chú Năm. Câu chuyện kết thúc khi Việt gặp lại đơn vị và được đưa đi điều trị chu đáo. Việt lại nhớ đến chị Chiến với biết bao những tình cảm xúc động nhớ thương.

Qua nội dung của hai tác phẩm trên, ta thấy

b/ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở những nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.

_Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc. Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ. Trong khi đó Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc. Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ.

_ Cùng với đó, những đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra cho họ đều tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc. Tnú thì chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Chiến và Việt lại chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc.

_ Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Tnú lên đường đi lực lượng dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Chiến và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống.

_ Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì với họ, chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người.

_Tuy đi lên từ những đau thương, mất mác nhưng họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam dũng cảm trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man mà vẫn một mực không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù. Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ. Việt thì bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.

b/ Không dừng lại tại đó, chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt. Dân làng Xô Man như rừng cây xà nu mặc dù trong rừng hàng vạn cây, không cây nào không bị thương, nhưng vẫn ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng, một cây ngã xuống thì bốn năm cây con mọc lên. Mai hi sinh thì Dít vươn lên thay thế, Heng như cây xà nu non hứa hẹn trở thành cây xà nu cường tráng tiếp nối cha anh. Tầng tầng, lớp lớp những người dân Xô Man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo vệ quê hương đất nước mình. Về phần Việt và Chiến, ông nội bị giặc giết, cha trở thành cán bộ Việt Minh rồi bị giết hại dã man, má tiếp tục nuôi con và chiến đấu, đến khi má ngã xuống thì anh em Chiến và Việt lại tiếp nối con đường chiến đấu, thực hiện lí tưởng của gia đình, và trong dòng sông truyền thống của gia đình, họ là khúc sông sau nên hứa hẹn đi xa hơn cả thế hệ trước. Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau thương do kẻ thù gây ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.

Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

III/ KẾT LUẬN :

Hai tác phẩm, hai bản anh hùng ca thời đại đánh Mĩ, đã khắc sâu được cuộc chiến đấu của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược hết sức ác liệt và gay go. Qua đó các tác giả cũng ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu hi sinh. 

 

 

 

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Tương tư của Nguyễn Bính

Posted by thaidung1611 trên 20/06/2014

I/ MỞ BÀI

Nguyễn Bính là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới, cũng như của thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của thơ ca lãng mạn Pháp thì Nguyễn Bính lại tìm về với văn hoá dân gian. Cùng với một số nhà thơ khác, Nguyễn Bính đã đóng góp cho thơ mới một  giọng  điệu riêng, đậm hồn quê. Bài thơ “Tương tư” là một minh chứng cho tính chân quê đó

II/ THÂN BÀI :

(1/ Xuất xứ chủ đề    “ Tương tư” (1939) rút trong tập Lỡ bước sang ngang, tập thơ nổi tiếng và tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính. Qua chuyện tương tư, bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ với quê hương, ở cái hồn quê  mộc  mạc thấm đẫm trong thi liệu, cảm xúc, ở cách thể hiện đậm phong vị  dân  gian. Âm điệu, ngôn ngữ, hình ảnh, thể thơ đều rất gần gũi với ca  dao

Cảm xúc chủ đạo cả bài thơ được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm : “Tương tư’. Nhưng cung bậc tâm trạng này không chỉ đơn thuần là nhớ nhung. Mà nỗi tương tư trong bài thơ là một phức hợp các cảm xúc khác nhau, với những diễn biến không hề xuôi chiều. Bắt đầu là sự nhớ nhung (khổ 1), đến than thở, rồi nôn nao mơ tưởng (ba khổ tiếp theo), để cuối cùng là những ước vọng xa xôi (khổ cuối). Tất cả diễn biến theo lối xen lồng và chuyển hóa nhau rất tự nhiên, chân thực.

(2, Cảm nhận) :

Khi tình yêu còn e ấp, chưa dám tỏ bày (tình yêu đơn phương), thì tương tư là một cảm xúc, một căn bệnh khó lòng tránh khỏi. Tâm trạng của chàng trai trong bai thơ là như thế.

a/ Cũng như biết bao tâm hồn đã và đang tương tư khác, nỗi lòng của chàng trai cũng được bắt đầu bằng sự mong nhớ

 “Thôn Đòai ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

 Không gian của nỗi tương tư ấy là không gian làng quê. Vì thế tâm trạng tương tư cũng được thể hiện theo kiểu rất thôn quê. Nó cụ thể chứ không mông lung như chàng trai thị thành Xuân Diệu :

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…

(Nhị hồ)

 Nhưng tại sao ở đây không phải là anh nhớ em hay tôi nhớ nàng mà là “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cách nói (hoán dụ – mượn hình ảnh hai thôn để diễn tả thay cho hai cá thể đang yêu) này vừa khiến cho câu thơ mang phong vị dân gian vừa có tính hàm súc. Dù còn e ấp, thẹn thùng chưa dám nói ra, nhưng nỗi nhớ của chàng trai da diết lắm, nó như thấm vào cả cảnh vật và lan toả khắp không gian. Thêm vào đó, điệp từ “một người” được ngăn cách bằng thành ngữ “chín nhớ mười mong” vừa như một nhịp cầu mà cũng vừa như tấm bình phong ngăn trở của mối tình đậm đà buổi sơ khai này vậy. Từ đó, tác giả đi đến một kết luận, một sự đúc kết sâu sắc:

“Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Nếu giời đất có nắng có mưa thì tôi yêu nàng, tôi mắc bệnh tương tư cũng là lẽ thường tình, hợp qui luật. Nhà thơ đem “Cái tôi”cá nhân sánh với trời đất, vũ trụ. Để từ đó khẳng định :Tính yêu của tôi, bệnh tương tư của tôi có trời bảo chứng. Trời thế nào, tôi thế ấy. Sự xuất hiện cuả một “cái tôi” như thế là hết sức độc đáo mới mẻ trong văn học Lãng Mạn 30-45

Vì  yêu mà không dám nói ra với người mình yêu nên nỗi nhớ càng  trĩu nặng và tình cảm càng mãnh liệt. Tâm trạng chàng trai quê không dừng lại ở sự nhớ mong mà nó được nâng lên một bậc khác,

b/ đó là sự mong ngóng, đợi chờ, muốn nhìn thấy người mình yêu.

*/ Tâm trạng đó được bộc lộ rõ ràng qua bốn câu thơ tiếp theo:

Hai thôn chung lại một làng,

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này ?

Ngày qua ngày lại qua ngày,

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” 

   Hai câu đầu cứ như có một ý gì đó tự hỏi mà cũng có một ý gì đó hờn trách nhẹ nhàng. “Hai thôn chung lại một làng”, gấn thế cơ mà, nhưng sao “bên ấy” chẳng sang chơi, sao cứ  hờ hững mãi, để cho “bên này” phải “ra ngẩn vào ngơ”, phải tương tư khổ sở thế này.“Ngày qua ngày lại qua ngày”, thời gian cứ thế trôi đi, “bên này” chờ đợi nhớ mong đã lâu lắm rồi, đến nỗi “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” rồi “bên ấy” có biết hay không ? Nhà thơ không phải là cách xưng hô mình – ta quen thuộc, mà “bên ấy – bên này” thật kín đáo tế nhị nhưng cũng rất “chân quê” Đối với những tâm hồn đang yêu đương cháy bỏng thì một ngày hay thậm chí một giờ một khắc không gặp người mình yêu cũng dài như mấy năm vậy

                                                                            Sâu đong càng lắc càng đầy

                                                                         Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. (Nguyễn Du)

Sự trôi chảy của thời gian được tác giả miêu tả bằng điệp ngữ “qua ngày” cùng từ “lại”, kết hợp với hình ảnh “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”. Nguyễn Bính đã không chỉ cụ thể hóa bước đi chậm chạp, nặng nề của thời gian,  mà qua đó ông còn cho ta thấy được tâm trạng héo mòn, khô úa vì đợi chờ của nhân vật trữ tình. Cái tâm trạng chờ mong, nóng lòng, bồn chồn đến “ra ngẩn vào ngơ” này ta cũng từng gặp trong ca dao dân ca :

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt”

Nhưng sự hờn giận của chàng trai có vẻ hơi vô lí. Bởi theo quan niệm truyền thống thì “trâu phải đi tìm cọc” chứ ai lại “cọc đi tìm trâu”, chàng phải sang chứ sao lại trách cô gái không sang. Trong trường hợp này, chàng trai lại đóng vai thụ động ngồi chờ đợi . Thực ra đó chính là cái cớ  nhà thơ tạo ra để chàng trai có dịp bộc bạch tâm tư của mình. Hơn nữa, lối trách móc này không phải vì ghét, không giống như sự qui kết trách nhiệm, đỗ lỗi thông thường. Mà trách vì yêu. Do quá mong nhớ, bị nỗi nhớ mong giày vò người trong cuộc dễ tưởng mình bị hờ hững, nên sinh ra “hờn ngược, trách xuôi” vậy thôi, “trách yêu”cũng là một cách bộc bạch tình cảm

*/  Nỗi tương tư cùng lời hờn trách cứ da diết và sâu đậm  hơn theo  dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành.

Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…

Dằn vặt là tự làm khổ mình, biết vậy nhưng nhân vật tôi không sao thoát ra được, cứ căn vặn về lý do khiến chàng phải đợi chờ:  rằng đâu có cách trở đò giang, đâu phải không có đường sang, khoảng cách “bên ấy”  “bên này” cũng chỉ có “một đầu đình”? Câu hỏi như tan vào không gian mênh mông, bởi “ có xa xôi mấy mà tình xa xôi…”. Cái tình của “bên ấy” đâu có hướng sang “bên này”. Vì thế chàng trai có tự vấn mình bao nhiêu đi chăng nữa cũng là vô vọng. Nhịp điệu thơ da diết kết hợp những hình ảnh rất gần gũi và quen thuộc với văn hoá làng quê của người Việt (con đò, mái đình), nhà thơ không chỉ tạo nên không gian làng quê yên bình, lãng mạn, thích hợp để  chàng  trai giãi bày tâm trạng tương tư. Mà ông cònthể hiện rất tinh tế trạng thái tâm lí của  kẻ  đang yêu mà chưa nhận được lời đáp lại.

*/ Nỗi nhớ thương không người  giãi  bày đã làm cho nhân vật trữ tình càng chìm sâu trong nỗi tương tư

Tương tư thức mấy đêm rồi,

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho !

Bao giờ bến mới gặp đò ?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau ?

Một ngày không gặp thì nhớ mong, hai ngày không gặp thì bồn chồn, lo lắng, ba ngày không gặp thì hờn mát, trách yêu, rồi  nhiều ngày nữa không gặp thì nỗi tương tư giờ đây đã chuyển sang một cung bậc cảm xúc cao hơn, phức tạp hơn: đó là sự buồn bã, không ăn, không ngủ. “Tương tư thức mấy đêm rồi”. Nhưng dù vậy thì “Biết cho ai, hỏi ai người biết cho”? Đại  từ phiếm chỉ ai lặp lại hai lần trong một câu thơ càng làm tăng  nỗi niềm tha thiết của kẻ đa tình. Mòn mỏi chờ đợi cùng nỗi niềm tương tư giờ đây trở thành sự mơ tưởng,

Bao giờ bến mới gặp đò ?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau ?

Hai câu thơ, hai câu hỏi  đầy trăn trở, nhưng đằng sau nỗi lòng ấy là sự mơ tưởng của chàng trai về một ngày gặp gỡ của hai ta.Và nếu hình ảnh “bến – đò” mang đậm tính chất truyền thống , thì hình ảnh “hoa khuê các – bướm giang hồ” lại rất đặc trưng cho phong cách các nhà thơ mới. Cặp hình ảnh(ẩn dụ) này không chỉ sự kết hợp  nhuần  nhuyễn giữa cái “chân quê” với nét mới và lãng mạn trong phong cách thơ  Nguyễn  Bính. Mà qua đó nhà thơ đã diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đến đây, tâm trạng chàng trai đang diễn biến ngày càng phức tạp và đa cung bậc hơn từ nhớ mong, chờ đợi, bồn chồn rồi đến hờn trách và tự vấn bản thân để từ đó nâng lên thành sự mong ước gặp gỡ. Vì thế hệ thống những hình ảnh được tác giả sử dụng đã ngày một đa dạng và phong phú hơn. Nhưng không dừng lại ở nỗi ước mong được gặp nhau mà giờ đây,

c/  chàng trai muốn được gắn kết, giao hòa và được kết tóc se duyên cùng người “bên ấy” ở “thôn Đông”.

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?

 Khổ thơ thơ mang hình thức của một bài ca dao. Chàng trai trong ca dao thường mượn những cái cớ rất duyên dáng để hoặc làm quen hoặc tỏ tình với đối tượng của mình như quên áo, mời trầu… Chàng trai trong Tương tư của Nguyễn Bính cũng mượn chuyện trầu cau để giãi bày tâm  tư, khát vọng của mình :

“Nhà em có một giàn giầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng”.

Thực ra khát vọng lứa đôi đã được nhà thơ nhen nhóm, gửi gắm qua các cặp đôi : thôn Đoài – thôn Đông, môt người – một người, gió mưa – tương tư, tôi – nàng, bên ấy – bên này, hai thôn – một làng, bến – đò. hoa khuê các – bướm giang hồ, nhà anh – nhà em, để rồi cuối cùng dừng lại ở cặp đôi giầu – cau

Nếu điệp từ “có” nhấn mạnh đến khả năng vật chất đủ cho sự tác thành lưá đôi, cả hai môn đăng hộ đối. Thì hình ảnh giàn giầu, hàng cau, lại gợi cho ta nhớ ngay đến cái đám cưới cổ truyền của dân tộc, nhớ đến một sự gắn bó chung thủy của lứa đôi, của hai tâm hồn đang hòa nhập làm một. Cách xưng hô của chàng trai đến đây cũng đã thay đổi, không còn là “thôn Đòai”, “thôn Đông” hay “bên ấy”, “bên này”, cũng không còn là “bến” – “đò” hay “hoa” – “bướm” mà đã trở thành “anh” và “em”. Điều đó thể hiện một khát khao gắn kết mãnh liệt, muốn cùng người mình yêu thương sống trọn đời trọn kiếp để tạo nên một cái kết có hậu và đẹp đẽ của mối duyên quê, chất phác, đậm đà.

Nhưng khép lại bài thơ, đọng lại trong tâm tưởng người đọc vẫn là :

 Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?

Nếu câu trên là sự khẳng định tình yêu của anh , thì câu sau lại là câu hỏi căn vặn về tấm lòng của em. Yêu tha thiết, nhớ mong đến khắc khoải, nhưng chàng trai cũng chẳng thể chắc chắn cô gái có đi cùng đường, sẽ gắn kết hòa hợp với mình trong cuộc đời hay không. Và vì thế tình yêu của chàng trai vẫn chỉ là khát vọng, vô vọng, vẫn chỉ là tương tư mà thôi

III/ KẾT LUẬN

 Đọc “Tương tư ta không chỉ thấy hồn quê Việt Nam thấm đượm trong từng dòng thơ, mà ta còn thấy  sự sáng tạo mới mẻ của hồn thơ Nguyễn Bính ”. Ông làm mới thể thơ lục bát qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu mới mẻ, linh động, thấm đẫm cái tình tứ Thơ Mới; không gian đồng quê được phủ lên cái tâm tư của con người hiện đại. Bằng cách ấy, nhà thơ đã viết thật hay về tình yêu- một thứ tình yêu trong sáng, đơn phương mà mạnh liệt.

 

 

 

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Nhân vật quản ngục

Posted by thaidung1611 trên 16/06/2014

I/ MỞ BÀI

Nguyễn Tuân là gương mặt tiêu biểu hàng đầu của nền văn học dân tộc. Ông chẳng những là một nhà văn lớn mà còn là một nhà văn hoá lớn .Với nửa thế kỉ lao động nghệ thuật nghiêm túc ,ông đã để lại một sự nghiệp phong phú, trong đó có những áng văn có thể coi là kiệt tác, khặng định vị trí vẻ vang của ông trong LS VHDT . Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm như thế.  Độc giả các thế hệ sẽ còn mãi không quên nhân vật quản ngục – cái thuần khiết giữa một đống cạn bã, thứ âm thanh trong trẻo mà bản đàn và nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ

II/ THÂN BÀI

(1/ Xuất xứ – chủ đề )

Chữ người tử tù được rút trong tập Vang bóng một thời – một tác phẩm “gần đạt tới sự hoàn mĩ”( Vũ Ngọc Phan). Với phong cách phóng túng tài hoa và uyên bác, Nguyễn Tuân viết rất hay về những thú chơi tao nhã đầy nghệ thuật của lớp nhà nho cuối mùa. Để từ đó gửi gắm tấm lòng yêu nước tha thiết và thái độ trân trọng những gíá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Thế giới nhân vật của ông thường có hai hạng người : hạng tài hoa nghệ sĩ nhân cách thanh cao , và hạng người tầm thường phàm tục . Và Quan ngục thuộc hạng người thứ nhất – thuộc lớp người rất hiếm hoi còn sót lại của một thời vang bóng

(2/ Tình huống truyện )

Trên cái nền một thế giới tối tăm tù ngục, trong đó kẻ tiểu nhân bọn độc ác bất lương làm chủ, Nguyễn Tuân đã lảm nổi lên ba đốm sáng lẻ loi,cô đơn: Huấn Cao, Quản ngục và viên thư lại- Những con người có tài và biết trọng cái tài,có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí. Họ tình cờ gặp nhau trong tình huống éo le. Xét về mặt xã hội họ đối địch với nhau. Nhưng về phương diện văn hóa : họ là những người yêu cái đẹp và trọng cái đẹp. Quan hệ giữa họ vì thế có những diễn biến đầy kịch tính. Từ chỗ ngờ vực,đối địch nhau dần dần đến hiểu nhau và quí trọng nhau. Và cũng trên cái nền đó, xoay quanh câu chuyện xin chữ và cho chữ, nhà văn đã khắc họa

(3/ ) vẻ đẹp của nhân vật quản ngục

Quản ngục hiện ra trong tác phẩm bằng một chân dung phác thảo “khuôn mặt nghĩ ngợi”, “băn khoăn ngồi bóp thái dương”. Người đọc không khỏi thắc mắc điều

gì đã khiến kẻ đại diện cho luật pháp, phải bận lòng đến vậy?

a/ Ông vốn có sở thích cao quí : Chơi chữ đẹp

Vì thế ông không chỉ biết Huấn Cao một người vùng tỉnh Sơn có “ tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, chữ ông đẹp lắm,vuông lắm. Mà ông còn luôn mơ ước có chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”.Nay ông Huấn lại chuyển đến trại giam của ông sao khỏi ưu tư cho được. Tuy không nói ra nhưng rõ ràng, từ sâu thẳm trong tâm hồn, viên quản ngục đã có ý nể phục và nhen nhóm ý định xin chữ Huấn Cao.

Điều khiến ông trăn trở,  là không biết nên đối đãi với Huấn Cao ra sao và làm thế nào để xin chữ của ông?  Viên quản ngục “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu” ngồi suy nghĩ hồi lâu bên chiếc án thư và cuối cùng, ông đã tìm ra 
cho mình cách ứng xử phù hợp. “Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và ấm nhẹ”. Qua những chi tiết miêu tả tinh tế, giàu tính hình tượng, Nguyễn Tuân, không chi giúp ta hình dung ra được vẻ ngoài con của quản  ngục một con người chớm già đã từng trải, tính tình điềm đạm với nhiều suy tư chiêm nghiệm. Mà  nhà văn còn khiến cho người đọc có được những thiện cảm đầu tiên về nhân vật này. 

“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, và lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá cái đẹp, biết trọng người ngay của kẻ đại diện cho bộ máy phong kiến thối nát đương thời. này quả là một sự khác lạ. Đó là  thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, là cái “thuần khiết giữa một đống cặn bã”. Và để tạo nên chiều sâu của một tâm hồn nghệ sĩ đẹp đẽ lạc vào nơi nhơ bẩn Nguyễn Tuân không chỉ miêu tả mà ông còn để cho quản ngục có những độc thoại nội tâm khi nghĩ về viên thơ lại: Có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. , Qua những dòng suy nghĩ ấy, nhà văn  đã,soi rõ từng biến động tinh vi nhất trong tâm hồn nhân vật, giúp cho nhân vật tự thể hiện mình một cách trung thực nhất . Ở con người này có

b / Quan niệm thống nhất giữa tài và tâm

Tuy không sáng tạo ra cái đẹp nhưng ông thực lòng yêu cái đẹp, biết trân trọng và nghiêng mình trước cái tài hoa. , 

c / Lòng kính phục khí phách nhân cách cao

Vẫn biết một người như ngài (Huấn Cao), phép nước ngặt lắm. Nhưng vì trọng cái tài, trọng khí phách mà

*/ quản ngục đã bất chấp sự nguy hiểm của bản thân mình để biệt đãi kẻ trọng tội Huấn Cao.Suốt nửa tháng Huấn Cao ở trong buồng giam, viên quản ngục vẫn cho “người thơ lại gầy gò dâng rượu với đồ nhắm” “trước giờ ăn bữa cơm tự”. Hành động đó đã chứng tỏ tấm lòng thành và sự dũng cảm của viên quản ngục

 Nhưng vẻ đẹp của nhân vật này chủ yếu lại thể hiện ở thái độ

*/  Thái độ kính cẩn đến khúm núm trước HC

Là quan coi ngục, theo thói thường quan ngục cứ việc ra oai, thị uy, nói bằng gông, bằng hèo, bằng án phạt chứ đâu nói bằng đạo lí, phải trái. Và vì thế ông có thể dùng “vàng ngọc hay quyền thế” để ép Huấn Cao viết chữ. Thế nhưng, viên quản  đã đến gặp người tử tù với tư cách của kẻ bề dưới: người tài sơ đức thấp kính trọng người tài cao, đức cả “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Ông đã dùng những lời lẽ hết sức nhẹ nhàng với thái độ nhã nhặn, từ tốn. Huấn Cao càng khí phách anh hùng, càng khinh bạc đến điều “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” thì viên quản ngục càng bộc lộ hết cái ý thức cầu hiền của mình bằng sự cam chịu“Xin lĩnh ý”. Bởi ông“cũng thừa hiểu những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. “Và từ hôm ấy, cơm rượu vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước nữa; duy chỉ có điều là y  không bước chân vào buồng giam ông Huấn”Thời hạn dành cho mạng sống của Huấn Cao càng rút ngắn thì khát vọng của viên quản ngục càng trở nên mãnh liệt“. Ông “mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ ông viết chữ. Nhưng ông cũng  luôn canh cánh một nỗi lo, “mai mốt đây ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được máy chữ thì ân hận suốt đời mất”. Và rồi vào “một buổi chiều lạnh”, nỗi lo của quản ngục đã trở thành sự thực : Ngày mai tinh mơ Huân Cao bị gải  về kinh thọ hình. Ước mơ ấp ủ bấy lâu sắp sửa tan thành mày khói, khiến ông đọc công văn mà không khỏi xúc động lo lắng. Sự lo lắng của ông đã truyền cả sang thầy thơ lại, khiến ông này phải “chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục”. Trời không phụ lòng người, ông Huấn thấu hiểu và cảm động trước nỗi của viên quản. Bất chấp cái mênh mông, thăm thẳm tăm tối của nhà ngục, cảnh cho chữ hiện lên thật thiêng liêng, thành kính với một sự đổi ngôi chưa từng có xưa nay. Viên quản ngục, thầy thơ lại – kẻ nắm quyền hành trong tay thì khúm núm trước Huấn Cao: “Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cát những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa trăng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì  run run bông chậu  mực”. Và cảnh cho chữ giờ đây biến thành cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa người cho chữ và người nhận:

“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi … thầy Quản nên tìm về nhà què mà ở, thầy hãy thóat khỏi cái nghề này đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành 

vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Đối với quản ngục, lời khuyên của Huấn Cao như một chúc thư về lẽ sống, một lời di huấn về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương. Lời khuyên ấy đã có sức mạnh cảm hóa viên quản ngục – một tâm hồn mê muội, lạc lối trở về với cuộc sống lương thiện “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rổ vào kẽ miệng làm cho nghen ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

Có những sự khúm núm, cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ đê tiện, nhưng cũng có những sự khúm núm làm cho con người ta bỗng trở nên cao cả , lớn lao hơn ,sang trọng lẫm liệt hơn.Đấy chính là sự khúm núm trước cái tài ,cái đẹp ,cái cao cả của tâm hồn mà quản ngục là một ví dụ điển hình.  Câu nói nghẹn ngào trong nuôùc mắt của viên quản ngục đã nêu bật sự chiến thắng cuaû cái đẹp, cái thiện, của thiên luông con người. Sự giác ngộ của quản ngục giúp ta thấy rõ bên trong con người công cụ của chính quyền tàn bạo này là một trái tim , một tâm hồn nghệ sĩ. .Ông đúng là (cái thuần khiết giữa đống cặn bã” là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ .Xây dựng nhân vật quản ngục  biết nung nấu sở nguyện ,giữ được thái độ tôn kính rất mực thiện lương ,trước cái đẹp là NT như cất lên khúc v/ca đối với mảng văn hoá truyền thống mà đến thời tác giả chỉ còn là vang bóng .

III/ KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Hình tượng Huấn Cao

Posted by thaidung1611 trên 16/06/2014

I/ MỞ BÀI

Nguyễn Tuân là gương mặt tiêu biểu hàng đầu của nền văn học dân tộc. Ông chẳng những là một nhà văn lớn mà còn là một nhà văn hoá lớn .Với nửa thế kỉ lao động nghệ thuật nghiêm túc ,ông đã để lại một sự nghiệp phong phú, trong đó có những áng văn có thể coi là kiệt tác, khặng định vị trí vẻ vang của ông trong LS VHDT . Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm như thế. Độc giả các thế hệ sẽ còn mãi không quên hình tượng Huấn Cao : Người tử tù – người nghệ sĩ tài hoa – Ngôi sao chính vị muốn từ biệt thế giới. (hoặc : Độc giả các thế hệ sẽ còn mãi không quên nhân vật quản ngục – cái thuần khiết giữa một đống cạn bã, thứ ân thanh trong trẻo mà bản đàn và nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ)

 

II/ THÂN BÀI

(1/ Xuất xứ – chủ đề )

Chữ người tử tù được rút trong tập Vang bóng một thời – một tác phẩm “gần đạt tới sự hoàn mĩ”( Vũ Ngọc Phan). Với phong cách phóng túng tài hoa và uyên bác, Nguyễn Tuân viết rất hay về những thú chơi tao nhã đầy nghệ thuật của lớp nhà nho cuối mùa. Để từ đó gửi gắm tấm lòng yêu nước tha thiết và thái độ trân trọng những gíá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. thế giới nhân vật của ông thường có hai hạng người : hạng tài hoa nghệ sĩ nhân cách thanh cao , và hạng người tầm thường phàm tục . Và Huấn cao thuộc hạng người thứ nhất – thuộc lớp người rất hiếm hoi còn sót lại của một thời vang bóng

(2/ Tình huống truyện )

Trên cái nền một thế giới tối tăm tù ngục, trong đó kẻ tiểu nhân bọn độc ác bất lương làm chủ, Nguyễn Tuân đã lảm nổi lên ba đốm sáng lẻ loi,cô đơn: Huấn Cao, Quản ngục và viên thư lại- Những con người có tài và biết trọng cái tài,có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí. Họ tình cờ gặp nhau trong tình huống éo le. Xét về mặt xã hội họ đối địch với nhau. Nhưng về phương diện văn hóa : họ là những người yêu cái đẹp và trọng cái đẹp. Quan hệ giữa họ vì thế có những diễn biến đầy kịch tính. Từ chỗ ngờ vực,đối địch nhau dần dần đến hiểu nhau và quí trọng nhau. Và cũng trên cái nền đó, xoay quanh câu chuyện xin chữ và cho chữ, nhà văn đã khắc họa

(3/ ) vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao

Huấn Cao là một hình tượng đẹp, một nhân vật “vang bóng”đã “làm giặc”chống lại triều đình. Nguyễn Tuân không nói về cuộc đời “chọc trời khuấy nước”của nhà nho này mà ông chỉ kể lại những ngày cuối cùng của người tử tù trong trại giam trước khi bưóc lên đoạn đầu đài .

Cũng như mọi nhân vật chính diện trong tác phẩm của Nguyên Tuân,

a / Huấn Cao là một bậc nghĩa khí tài hoa .

_ Ông có tài “viết chữ  nhanh và rất đẹp” “chữ ông đẹp lắm,vuông lắm có chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời” .Cái tài ấy cũng được tô đậm, đề cao hơn qua sự biệt đãi của viên quản ngục và viên thư lại . Vì khâm phục tài của ông mà hai kẻ đại diện pháp luật bất chấp pháp luật ,thậm chí bất chấp cả cái đầu của mình để hậu đãi kẻ trọng tội .

b / Huấn Cao không chỉ tài hoa rất mực , mà ở ông, tài gắn liền với tâm .

Cái tâm đó được biểu hiện rõ nét ở :

* / Khí phách ngang tàn của một bậc anh hùng nghĩa sĩ .

Hình ảnh Huấn Cao lạnh lùng đứng đầu gông dài bước vào buồng tử tù , Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt “coi như đó là một việc làm trong cái hứng bình sinh . Rồi cả lúc ông trả lời quản ngục bằng câu nói khinh bạc đến điều (khi được dâng rượu thịt  ) “dù biết chúng có dở trò tiểu nhân thị oai tàn bạo để báo thù”.Tất cả cho ta thấy ông đúng là một con người “chọc trời khuấy nước”, “đến cái cảnh chết chém ông cũng chẳng  sợ nữa là cái trò tiểu nhân thị oai này”. Con người “văn võ đều có tài”kẻ “thủ xướng”cuộc dựng cờ chống triều đình ấy giờ đây trí lớn không thành ,bị giam trong ngục tối ,cổ mang gông, chân mang xiềng chờ ngày đem đi chặt đầu . Vậy mà vẫn nguyên một tư thế ung dung ,đàng hoàng ngang tàn lẫm liệt .Chân dung Huấn Cao toát lên hào quang uy nghi của một anh hùng nghĩa liệt .

 Nhưng hình tượng Huấn Cao không chỉ đẹp trong tư thế, trong khí phách cứng rắn ngang tàn mà ở con người này,   

* / Cường quyền  tiền bạc không thể lay chuyển lung lạc được ông:

“Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ ông ít chịu cho chữ”. Ông nói“ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết bao giờ .Nói cách khác ông là con người trọng nghĩa khinh lợi có nhân cách cao thượng

Con người chọc trời khuấy nước ấy đã coi thường viên cai ngục đến mức tàn nhẫn, nhưng khi hiểu ra quản ngục chỉ là cái áo khoác ngoài, đấy thực chất là một tấm lòng biết quí cái đẹp

* / Ông đã “mềm lòng trước cái đẹp cái thiện

 “Nào ta có biết đâu một người như thày quản đây mà lại có những sở thích cao quí như vậy. Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Thế là con người rất kiêu bạc ngạo mạn, khinh thường cường quyền vàng ngọc ấy đã

_ thay đổi thái độ đối với viên quản ngục.

Và không chỉ có vậy, trước nguyện vọng xin chữ của viên cai ngục

–        Huân Cao đã vui lòng cho chữ .

 (c/) Và cảnh cho chữ cũng là cảnh thể hiện tập trung nhất vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao

Như chúng ta đã biết, ông không vì tiền bạc hay cường quyền mà ép mình viết chữ. Hơn nữa trong cuộc đời, ông cũng mới chỉ viết chữ cho ba người bạn thân. Ông tự giữ giá cái đẹp của mình đến mức ấy.

*/ Vậy nguyên nhân nào khiến ông hạ bút cho chữ viên cai ngục ?

Cái nguyên nhân khiến ông hạ bút cho chữ ấy là do ông cảm kích trước “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”của viên quản ngục. Nói cách khác ,

–        Ông thực sự trân trọng trước tấm lòng trong sạch, biết quí trọng cái đẹp, cái thiện ở đời.

Một tấm lòng, một sở thích như thế theo Huấn Cao chỉ có thể có ở những con người còn giữ được thiên lương, điều mà ông hết sức coi trọng. Và thế là trước lúc ra pháp trường, Huấn Cao đã vui lòng cho chữ.

“Về bảo với chủ ngươi, tối nay ,lúc nào lính canh trại về nghỉ thì đem lụa ,mực ,bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ”

(*/ Diễn biến )

“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay

chưa từng có, đã bày ra trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân

chuột, phân gián.Trong một không khí khói toả như cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lân hồ. Khói bốc tỏa cay mắt.Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cắt những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực…”.

Đoạn cho chữ được tác giả như một bộ phim cận cảnh. Sự tương phản cho ta nhiều ám ảnh : tử tù với quản ngục; tấm lụa trắng muốt với nền nhà ẩm ướt bẩn thỉu; mùi mực thơm với cứt chuột phân gián ;ngọn đuốc cháy đỏ rực với bóng tối tù ngục;chiếc gông xiềng xích với những nét chữ tung hoành.Đó là những nét khắc chạm của một cây bút tài hoa. Bằng sự khắc chạm tương phản ấy Nguyễn Tuân đã dựng lên một không gian nghệ thuật trang nghiêm lung linh và bi tráng. Trên cái phông nền ấy Huấn Cao hiện ra với tất cả sự ung dung lẫm liệt của một bậc nghĩa sĩ.

(*/ Ý nghĩa của cảnh cho chữ) Cảnh tượng đó Nguyễn Tuân gọi là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

_ Bởi ở đây ta bắt gặp một sự đảo lộn ngôi thứ, đảo lộn trật tự xã hội

Viên cai ngục thì khúm núm kính sợ, vái lạy lắng nghe lời khuyên răn của người tử tù. Còn HC tuy cổ đeo gông, chân vướng xiềng mà vẫn uy nghi lộng lẫy nổi lên trên ánh đuốc đỏ rực và nền lụa trắng tinh.

Nó là cảnh tượng chưa từng có xưa nay còn bởi

các bậc nho sĩ “tao nhân mặc khách” ngày xưa ”bụng đựng đầy chữ thánh hiền” khi viết hoặc cho chữ phải ở những nơi trăng thanh gió mát, hoa hương ngào ngạt, ly rượu nồng nàn chếnh choáng hơi men… Có như thế thì viết chữ mới đẹp, cho chữ mới đáng, và thưởng thức và mới đạt đến độ thăng hoa tuyệt đỉnh. Nhưng ở đây, Huấn Cao cho chữ quản ngục lại vào một phòng giam tối mịt “tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. 

_ Nơi giết chóc huỷ diệt cái đẹp ấy bỗng chốc trở thành địa điểm sáng tạo nghệ thuật

Trươc lúc bước lên đoạn đầu đài người tử tù đã sống những giây phút xuất thần ung dung đĩnh đạc. Ngòi bút trong tay Huấn Cao không phải là cây bút lông bình thường mà là ngòi bút thần của một bậc danh hoạ . Trước mắt ta không phải là một tên tử tội mà một nghệ sĩ tài ba lỗi lạc đang sáng tạo ra cái đẹp vô giá .Trên tấm lụa bạch những nét chữ vuông vắn ,rõ ràng lấp lánh màu mực thơm nói lên cái hoài bão tung hoành của một bậc danh sĩ tài cao và giàu khí phách . Với cảnh cho chữ này, không phải ông đang chuẩn bị hành trang để đi vào cõi chết mà chính ông đang đi vào cõi bất tử

_ Cái đẹp là vĩnh hằng, tài năng là bất tử .

Không phải ngẫu nhiên trong một đoạn văn ngắn,  mà Nguyên Tuân đã nhắc đến bó đuốc “sáng rực” đến hai lần, và nhiều lần nhắc đến mùi mực thơm. Đó là thứ ánh sáng đối lập gay gắt với bóng tối ngục tù. Bóng tối thì quánh đặc như muốn nuốt tươi ánh sáng. Nhưng không, ánh sáng ở đây vẫn ngời chói vẫn rực rỡ, chứ không như ánh sáng leo lét, buồn rầu của mẹ con chị Tý và ánh sáng rực tỏa, chói lọi của đoàn tàu rồi lại chìm vào hư không của bóng đêm trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Sự sáng rực của bó đuốc không đơn thuần là ánh sáng vật lý mà nó còn mang ý nghĩa nhân sinh đậm nét:

_ Đó là ánh sáng của sự lương tri, của nhân tâm, của thiên lương đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo lực.

Sự chiến thắng đó là điều tất yếu  sẽ xảy ra, bởi vì mọi cái thiện, cái cao cả, chính nghĩa cuối cùng  sẽ chiến thắng. Và mùi mực thơm đã thanh sạch chốn lao tù, ánh sáng của thiên lương đã cảm hóa con người một cách mạnh mẽ, nâng đỡ những con người có đức, mến mộ cái tài, nhưng yếu ớt trở về cuộc sống lương thiện… Sự chiến thắng đó là bản hùng ca, ca ngợi chữ tâm của con người thiên lương.

Sau khi cho chữ xong Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc khuyên ông ta .( Huấn Cao đã khuyên quản ngục những gì ? Lời khuyên đó có ý nghĩa như thế nào ?)

Huấn Cao khuyên quản ngục bỏ nghề coi tù “nhem nhuốc”mau tìm về quê để giữ lấy thiên lương cho lành vững rồi hãy chơi chữ.

Lời khuyên bảo của Huấn Cao như một nét chấm phá thần tình cho bức hoạ cho chữ thêm lung linh . Lời nói của Huấn Cao trầm tĩnh trang trọng như một lời di huấn về đạo lý làm người, về quan niệm sống của kẻ sĩ chân chính rằng :  Cái đẹp chỉ có thể tồn tại và hoà đồng với thiện tâm với thiên lương chứ không thể sống chung sống lẫn với cái ác .

III/ KẾT LUẬN

Và như vậy bằng những tình tiết mang màu sắc cổ kính ,những thủ pháp tương phản  NT đã dựng lên giữa khung cảnh đen tối của ngục tù hình ảnh người tử tù lẫm liệt cao cả và phi thường .”Ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ ấy”mãi mãi toả sáng như một ánh hào quang chói lọi .Cũng qua đó NT đã viết rất hay về một trong những thú chơi tao nhã của cha ông ta ngày trước là thú chơi chữ và câu đối tết nhằm đề cao và biểu dương những giá trị văn hoá cổ truyền ,nêpsống thanh cao đầy nghệ thuật đầy bản sắc của dân tộc .

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội

Posted by thaidung1611 trên 16/06/2014

I/ MỞ BÀI

Trước thời kỳ đổi mới,  cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải là cái nhin tỉnh táo sắc lạnh, nghiêm ngặt, đơn chiều. Nhà văn luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập : cũ – mới, tiến bộ – lạc hậu, ta – địch…qua đó khẳng định xu thế vận động từ bóng tối ra ánh sáng của cuộc sống của con người ( như Xung đột, Mùa lạc , Tầm nhìn xa…).  Bước sang thời kỡ đổi mới, ông trăn trở, suy nghiệm, cảm nhận hiện thực xô bồ, hối hả, đầy biến động, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc, chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội, lấy việc khám phá con người làm trung tâm. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và sự tiếp nối thế hệ, để rồi cuối cùng bao giờ cũng khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu cho cái nhìn nghệ thuật ấy

II/ THÂN BÀI

(1/ Xuất xứ ):   “Một người Hà Nội” được rút trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi gồm chín truyện ngắn như một hành trình tìm lại hồn thiêng đất kinh kì của một người con xa xứ

( 2/ )  Nhan đề tác phẩm như kết lắng những suy tư đầy yêu quý của tác giả về cô Hiền. Nhắc đến cô Hiền, nghĩ về cô Hiền, không một mệnh đề nào để tác giả có thể chuyển tải đầy đủ và thỏa mãn hơn: Một người Hà Nội. Vâng, trong mắt tác giả, cô Hiền chính là biểu tượng của đất Hà thành, một thế hệ mang đậm “chất kinh kì” còn ở cùng với Hà Nội của hôm nay. Qua dòng cảm xúc của tác giả, cô Hiền không chỉ hiện lên với tư cách một cá thể, một con người cụ thể mà cô Hiền chính là tinh túy, là di sản văn hóa của đất kinh kì, cô Hiền là một giá trị.

(3/ Phân tích vẻ đẹp của nhân vật cô Hiền) :

(a/ )Nhân vật tôi gọi nhân vật chính là cô Hiền) . Cô vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan, thời trẻ là một thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, mở xalông văn chương để giao lưu rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành. Cô là con người trí thức, hiểu biết rộng, là con người có “bộ mặt tư sản”, một cách sống  rất tư sản : “Ở trong một tòa nhà rộng, tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung đền Ngọc Sơn”. Cái mặc cũng sang trọng quá: “Mùa đông ông mặc áo Ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo Măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”. Cái ăn cũng không giống với số đông: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, và từng người ngồi đúng chỗ quy định”. Đây là một lối sống nền nếp, lịch lãm, nhìn thì cứ ngỡ là tư sản nhưng thực chất cô Hiền không phải là tư sản bởi vì “Cô không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản”. Cô làm ăn lương thiện với cửa hàng hoa giấy do chính tay tự làm và các con phụ giúp. Trong quan hệ với người làm, chủ và tớ “dựa vào nhau mà sống”. Tình nghĩa như người trong họ. Đây chính là vẻ đẹp của người lao động chân chính, có nhân có nghĩa.

(*b ) Cũng như bao người Hà Nội binh thường khác, cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động thăng trầm, những vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội, bản lĩnh văn hóa người Hà Nội

*/ Cô là người thẳng thắn chân thành không giấu giếm quan điểm, thái độ sống của mình với mọi hiện tượng xung quanh

_ Khi hòa bình lập lại 1955, nhân vật “Tôi” từ kháng chiến trở về. “Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”. Người thì tìm những vùng đất mới để làm ăn, sinh sôi. Riêng gia đình cô Hiền vẫn ở lại Hà Nội “Họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất khác”. Đây chính là sự gắn bó máu thịt, tình yêu của cô đối với Hà Nội.

Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhận xét”vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”; “theo cô chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở”.

*/ Có bộ mặt tư sản, lại giao lưu rộng rãi, nhưng cô không lãng mạn viển vông mà đầu óc rất thực tế

Cô tính tóan mọi việc rất khôn khéo, cô “đã tính là làm đã làm là không thèm để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ”. Là phụ nữ có nhan sắc , , nhưng cô không chạy theo những tình cảm viễn vông lãng mạn. Khi quyết định làm vợ,

_ “cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ, khiến cả Hà nội phải kinh ngạc.

Người ta kinh ngạc vì người ta nghĩ theo thói thường ( trai anh hựng – gái thuyền quyên; xứng đôi vừa lứa; môn đăng hộ đối ). Còn cô Hiền lại vượt qua cái thói thường ấy. Cô không ham danh ham lợi, cô từng tuyên bố thẳng thừng“ Cả đời tao chưa từng bị ai cám dỗ. Kể cả chế độ”. Quyết định lựa chọn trên cho thấy :          èCô có thái độ nghiêm túc đối với hôn nhân, đặt trách nhiệm làm mẹ làm vợ lên trên mọi thú vui khác. Ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ, mô phạm khiêm nhường, là người thớch hợp với quan niệm của cô về tổ ấm gia đình.

Ở vào cái thời người Việt Nam thích đẻ nhiều bởi quan niệm mỗi con mỗi lộc thì

_ Cô Hiền quyết định chấm dứt sinh đẻ vào tuổi 40.

Cô nói với chồng : “Từ nay chấm dứt chuyện sinh đẻ, 40 tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục tuổi thì con út đã 20, có thể tự lập được khỏi sống bám vào các anh chị”. Suy nghĩ của cô thật khác người. èĐiều đó chứng tỏ cô là người chủ động trong cuộc sống và luôn tin vào bản thân. Cô không tin mỗi con mỗi lộc, trời sinh voi trời sinh cỏ. Và cô cũng là người thấu hiểu thiên chức và trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái thành người có nhân cách và biết sống tự lập.

Trách nhiệm làm cha mẹ không phải chỉ ở việc sinh con mà quan trọng hơn là cho con một nhân cách, chuẩn bị cho con một tương lai không bị lệ thuộc. Đó chính là tình yêu sáng suốt của một người mẹ giàu lòng tự trọng, biết nhin xa trông rộng.

Với ý thức mình là người Hà Nội nên

*/ Cô Hiền luôn có ý thức, chủ động dạy dỗ con cái và quản lý gia đình theo chuẩn người Hà Nội

Cô cho rằng “người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao

_ Cô hiểu rõ vai trò quan trọng của người vợ, người mẹ trong gia đình. Cái quan niệm về bình đẳng nam nữ của cô Hiền xuất phát từ thiên chức làm mẹ, và nó là một chân lý tự nhiên giản dị như vậy thôi.

_ Cô Hiền còn dạy dỗ con từ khi chúng còn rất nhỏ và uốn nắn từ những cái nhỏ nhất. Cô dạy các con từ “cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Tất cả đù chỉ là chuyện sinh hoạt vặt vãnh nhưng cô coi đấy là văn hóa sống, văn hóa người, hơn thế đó là văn hóa của người Hà Nội.

“ Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Và cô còn nói “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ”. Và như thế, ngay từ khi chúng còn nhỏ, cô đã dạy cho các con cách sống làm một người Hà Nội lịch sự tế nhị, biết giũ gìn phẩm chất giá trị của người Hà Nội.

Là người vợ, người mẹ, Cô Hiền là người thực tế và chu đáo .,

*/ Là một con người, một công dân, cô luôn giữ  phẩm chất cốt cách của một người Hà Nội. Cô coi mực chuẩn của nhân cách chính là lòng tự trọng. Vì lòng tự trọng cô chỉ làm những gì có lợi cho đất nước.

_ Cô không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê . Mặc dự “có bộ mặt rất tư sản, cách sống cũng rất tư sản nhưng cô Hiền không bóc lột ai cả”. Cô mở cửa hàng bỏn đồ lưu niệm nhưng tự tay cô làm ra sản phẩm “ hoa làm rất đẹp bán rất đắt, chỉ có một mình cô làm, các em thì chạy mua vật liệu”. Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cụ muốn góp phần vào việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng chính phủ nhanh chúng khôi phục đất nước sau chiến tranh. Vì lòng tự trọng,

_ Cô không cho phép con người sống ích kỉ. Bước vào cuộc khỏng chiến chống Mĩ cứu nước, Dũng – con trai đầu của cô, tình nguyện lên đường chiến đấu.

+ “Cô đau đớn mà bằng lòng” để các con lờn đường chiến đấu.  Vì với Dũng cô “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”

Chỉ là một câu văn ngắn gọn, nhưng tác giả đã diễn tả thật đúng, thật sinh động những giằng xé âm thầm trong tâm hồn cô Hiền giữa tình yêu con với tình yêu đất nước; giữa nỗi lo âu với ý thức danh dự con người của cô Hiền. Không người mẹ nào lại không yêu con mình, cũng như không người mẹ nào lại muốn con mình gặp hiểm nguy gian khổ, đi vào nơi hòn tên mũi đạn…Nhưng càng không có người mẹ nào lại muốn thấy con mình phải sống đớn hèn nhục nhã. Chấp nhận để con đi chiến đấu là cô tôn trọng danh dự của con, hiểu nỗi lòng của con.

Nhưng cô không che giấu lông mình, không vờ vui vẻ ồn ào. Với cô đó là một quyết định khó khăn nhưng hợp lý.Ba năm sau cô lại chấp nhận khi em của Dũng  muốn tiếp bước anh. “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết. Cũng là một cách giết chết nó”. Trong suy nghĩ của cô Hiền,  con người đánh mất lũng tự trọng đồng nghĩa với cái chết trong tâm hồn.  Có lòng tự trọng sẽ có lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Với cô Hiền, lòng yêu nước cũng là một nhu cầu tự nhiên, nó xa lạ với những gì ồn ào giả tạo.

Qua những suy nghĩ, việc làm, cách ứng xử của cô Hiền, ta có thể thấy nổi lên bản lĩnh của một con người luôn dám là mình. Là mình khi đề cao lòng tự trọng, là mình tromg quan hệ với cộng đồng với đất nước, là mình trong những chiêm nghiệm lẽ đời. Nhưng như thế thôi chưa đủ cốt cách bản lĩnh người Hà Nội. Đặt tên tác phẩm “Một người Hà Nội”, có lẽ tác giả muốm khác hoạ đậm nét hơn bản lĩnh cốt cách ấy thông qua việc

_ cô Hiền luôn ý thức minh là người Hà Nội, là sự đại diện cho cả nước, cho tinh hoa. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài , Dẫu khụng thanh lịch cũng người Tràng An.

+ Người đọc nhận ra chất Hà Nội qua nét văn hóa lịch lãm sang trọng của cô Hiền.

Nhiều năm trôi qua, cô Hiền đã trở thành bà Hiền. “Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn, ngoài 70 rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của ngày hôm nay, một người Hà nội hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Phòng khách của cô sau mấy chục năm vẫn không hề thay đổi, từ bộ sa lông, cái sập gụ, tủ chè, lọ men thuý hồng, đến cái lư hương.Tất cả vẫn giữ nguyên vẻ cổ kính, quí phái, tinh tế như con người cô vậy : vừa hiện đại vừa sang trọng cổ kính

+Và chất Hà Nội cũn được thể hiện qua  tháii độ ung dung tự tại trước những biến động của cuộc đời. Hà Nội hôm nay “lại thêm cái cách sống, cái tâm lý sống ồ ạt xô bồ của đám người vừa thóat khỏi cái chết, cỏi đói”. Hăm hở buôn bán đủ thứ nhưng liệu có còn biết gọt tỉa một bát thuỷ tiên, có còn đủ bĩnh tĩnh để thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của nó. Nhưng cô Hiền vẫn như hoà vào cảnh sắc Hà Nội, “trời rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt áo, cô vẫn ngồi lau đánh cái bát thuỷ tiên men đỏ, khiến nhân vật tôi cảm thấy “tết quá”, “Hà Nội quá”.

+ Chất Hà Nội còn được thể hiện qua sự sắc sảo của trí tuệ và vẻ đẹp của niềm tin. Trước cuộc sống xô bồ của cơ chế thị trường, có người thất vọng cho hiện tại và hoài vọng về quá khứ. Có người không giấu nổi nỗi hoài nghi lo âu khi thấy Hà Nội vui hơn nhưng chỉ là phần xác. Bởi có một số người không giữ được nét hào hoa thanh lịch của đất kinh kỳ, thậm chớ họ còn thiếu lễ độ, vô văn hóa một cách trắng trợn kiểu như “ông bạn trẻ đạp xe như gió” thúc vào người khác đó không xin lỗi lại cũn quay lại chửi một câu đến sững sờ “tiên sư cái anh già”. Hay những người mà nhân vật tôi hỏi đường”có người trả lời, hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ”. Những câu chuyện như vậy quả là có thật. Nhưng cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ về Hà Nội.Cụ không bình luận không có nghĩa là cô đồng tình trước những hành vi ứng xử vụ văn hóa trên. Nhưng cô cũng không đồng ý với những nhận xét của nhân vật tôi : Hà Nội vui hơn nhưng chỉ là phần xác. Cô chỉ kể cho cháu nghe chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn sống lại nhờ nỗ lực của thành phố.

“Bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng…một phần bộ rễ bật đất chổng ngươc lờn trời”, “tưởng chết đứt bổ ra làm củi” mà lại sống. Thành phố cho máy cẩu tới…kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một thỏng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non.. Sự sống lại cây cổ thụ là niềm lạc quan tin tưởng của tác giả vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội. Những giá trị văn hóa bền vững sẽ không mất đi, nhà văn ao ước những giá trị ấy sẽ hóa thân vào hiện tại “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ lung linh chói sáng những ánh vàng”.

Làm nên thành công của tác phẩm nói chung và xây dựng nhân vật bà Hiền nói riêng là nhờ vào ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc, có tính cá thể hóa. Nhà văn ít miêu tả, chủ yếu là kể, kể bằng quan sát, phân tích và bình luận sắc sảo giàu ý nghĩa. Giọng điệu trần thuật mang tính trải đời, tự nhiên, trĩu nặng suy tư, giàu chất khái quát, đa thanh, mang đậm yếu tố tự truyện qua “cái tôi”, (giọng kể tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự nhiên tăng tính chân thật, khách quan.)

III/ KẾT LUẬN

Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trongbể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

 

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Ôn Vĩnh biệt Cửu trùng đài

Posted by thaidung1611 trên 16/06/2014

NHÂN VẬT VŨ NHƯ TÔ

I/ MỞ BÀI :

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch.

Tác phẩm tiêu biểu của ông như kịch : Bắc Sơn, Những người ở lại, Đêm hội Long Trì; tiểu thyết như An Tư, Sống mãi với thủ đô, Kí sự Cao – Lạng …Trong đó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả là vở kịch Vũ Như Tô

II/ THÂN BÀI :

(1/ Xuất xứ và tóm tắt tác phẩm)

*/ “Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Vở kịch lịch sử gồm 5 hồi, được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác vào năm 1941,viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517.Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, Trịnh Duy Sản, An Hòa Hầu, Nguyễn Hoằng Dụ… là những nhân vật lịch sử, những nguyên mẫu mà tác giả đã dựa vào “Đại Việt sử kí toàn thư” để sáng tạo nên

*/ Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ,  khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng Đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng Đài. Nhưng Cửu Trùng Đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

Đoạn trích thuộc hồi 5 của vở kịch, cảnh diễn ra trong cung cấm. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài đã khiến cho nhân dân vô cùng cực khổ. Trịnh Duy Sản đã lợi dụng tình hình dấy binh nổi loạn. Nhân dân, binh lính và thợ xây dựng Cửu Trùng Đài đã nổi dậy. Chúng bắt giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm  và huỷ diệt Cửu Trùng Đài.

*/ Qua vở kịch này, (chủ đề) nhà văn đã nêu lên một vấn đề lịch sử – xã hội để mọi người cùng suy nghĩ. Đó là chức năng, vai trò của người nghệ sĩ, và mục đích của nghệ thuật. Người nghệ sĩ đem tài năng phục vụ ai? Mọi công trình nghệ thuật đều vì ai?

(2/ Ý nghĩa biểu tượng Cửu Trùng Đài)

Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm vóc độc nhất vô nhị vượt xa tất cả những kỳ quan từng được người đời truyền tụng

Với Vũ Như Tô và Đan Thiềm: Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc trong mơ ước, là giấc mơ sáng tạo lớn lao, cao cả, đẹp đẽ của người nghệ sĩ muốn tạo ra “chốn bồng lai tiên cảnh giữa cõi trần lao lực”, tô điểm cho non sông, đất nước. Tầm vóc tòa lâu đài ấy không thể tính bằng gỗ cây, đá khối mà phải đo bằng ý chí ngạo nghễ của nghệ sĩ thiên tài. Cửu Trùng Đài là biểu tượng của cái đẹp siêu đẳng mà người nghệ sỹ muốn thi thố tài năng cùng trời đất. 

– Với nhà vua và triều đình: Cửu Trùng Đài là biểu tượng cho quyền lực và sự xa hoa, thối nát của giai cấp thống trị đương thời. Vua cho xây tòa lâu đài nguy nga đồ sộ, tốn kém biết bao ngân khố của quốc gia và công sức của nhân dân lao động nhưng chỉ để vua ăn chơi, hưởng lạc, thỏa mãn thói hoang dâm không giới hạn của một cá nhân. 

Với quần chúng nhân dân: Tòa lâu đài ấy được xây bằng tiền của đất nước, bằng xương máu và tính mạng của những người thợ xây đài. Đó là biểu tượng của món nợ xương máu,  lòng hờn căm chất chồng của nhân dân với giai cấp thống trị đương thời

– Với chính nó: Cửu Trùng Đài trong giấc mộng của người nghệ sĩ sáng tạo Vũ Như Tô muốn xây một công trình nghệ thuật “bền vững như trăng sao”, trường tồn, bất diệt để tô điểm cho non sông, đất nước. Nghĩa là nó là cái đẹp gắn với cái thiện nhưng trên thực tế, nó là một bông hoa ác “Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Nó chỉ tồn tại ngắn ngủi như một giấc mơ đẫm máu và nước mắt của người nghệ sĩ sáng tạo và của quần chúng lao động. (0,5đ)

(3/ Những mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch ) Chuyện xây đài cửu trùng xoay quanh  

–  xung đột giữa thợ thuyền, nhân dân lầm than với Vũ Như Tô và tập đoàn phong kiến Lê Tương Dực.

– Và còn là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu,thuần túy (xây đài Cửu Trùng dựng kỳ công muôn thuở,sánh với trăng sao) và lợi ích trực tiếp,thiết thực của nhân dân.

→(Ý nghĩa của xung đột) :Từ những xung đột trên nhà văn đã

–        Phản ánh sinh động nỗi khổ cực của nhân dân lao động cần lao dưới thời hôn quân Lê Tương Dực. Đó là tập đoàn ăn chơi,sa đọa,bóc lột nhân dân đến tận xương tủy.

– Thể hiện tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Vũ Như Tô,vì quá đam mê thi thố tài năng mà trở thành nỗi oán giận của bao người. Đến chết vẫn chưa tỉnh giấc mộng.

– Từ đó tác giả đặt ra vấn đề muôn thuở: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống  NGHỆ THUẬT PHẢI VỊ NHÂN SINH thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ,nâng niu,bảo vệ.

(4/ Nhân vật bi kịch Vũ Như Tô )

(a/ Giải thích nhân vật bi kịch)

– Bi kịch là một thể loại kịch thể hiện mối xung đột không điều hoà được giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tại,… để dẫn đến kết thúc thường là cái chết bi thảm gây cảm xúc đau thương mãnh liệt cho người đọc, người xem.

– Nhân vật bi kịch: Nhân vật mắc vào những mâu thuẫn, nghịch cảnh oan trái, éo le dẫn tới những kết cục bi đát, đau thương.

(b/ Nhân định chung)

Trong vở kịch này, Vũ Như Tô hiện lên như một tính cách bi kịch, vừa bướng bỉnh vừa mềm yếu vừa kiên định vừa dễ hoang mang

c/ Phân tích

*/Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô: là người nghệ sĩ tài ba, có nhân cách lớn có hoài bão lớn, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp.

_ Cái tài ba của Vũ được nói đến chủ yếu ở các hồi, lớp trước thông qua hành động của anh và nhất là lời của các nhân vật khác nói về anh: thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Nghệ sĩ ấy có thể “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Anh “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công”.

_ Là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, nên mặc dự bị Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây dựng Cửu Trùng Đài. Ông cũng không phải là người ham lợi (khi được vua ban thưởng vàng bạc lụa là, ông đem chia hết cho thợ).

*/ Lý tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính nhưng là lý tượng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời, xa rời đời sống hiện thực của nhân dân lao động. Vì thế ông đã thất bại

Nhận xây Cửu Trùng Đài, Vũ không ngoài mục đích sáng tạo một công trình nghệ thuật để tô điểm cho đất nước. Nhưng vì quá say sưa với ước mơ xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” mà Vũ Như Tô đã không nhận ra một thực tế tàn nhẫn : Cửu Trựng Đài xây bằng mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân ! Ông không nghĩ việc mình xây Cửu Trùng Đài cho đất nước lại bị xem là tội ác. Đến khi cuộc nổi loạn đó nổ ra, Đan Thiền hốt hoảng báo nếu không trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng ông vẫn không chịu đi vì vẫn tin vào động cơ và việc làm “chính đại quang minh”của mình, vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa Hầu, một trong những kẻ cầm đầu phe nổi loạn. Song, mọi việc không diễn ra như ảo tưởng của Vũ. Khi ông và Đan Thiền bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá, thiêu hủy thì ông mới bừng tỉnh, xiết bao đau đớn kinh hoàng ngửa mặt lên trời mà kêu lớn : “ôi mộng lớn ! ôi Đan Thiền ! ôi Cửu Trựng Đài !”. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn , Đan Thiền, Cửu Trùng Đài dồn dập vang lên, hòa nhập vào nhau thành nỗi đau bi tráng. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trựng Đài.    

→Và như thế nguồn gốc bi kịch của Vũ chính là ở chỗ :

Muốn thực hiện lý tưởng nghệ thuật thì lại rơi vào tình trạng đi ngược lại quyền lợi trực tiếp của nhân dân, nếu xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân thì không thể thực hiện ước mơ nghệ thuật muôn đời của mình. Người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão và tâm huyết cũng không thể thi thố tài năng của mình để đem niềm tự hào cho dân tộc trong một chế độ xã hội thối nát, trong một đất nước mà nhân dân còn phải sống trong đói khổ lầm than

→ Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ là vì :

_ Ông có hoài bão lớn nhưng xa rời cuộc sống của nhân dân

_ Mục đích, lý tưởng nghệ thuật của Vũ là chân chính nhưng con đường thực hiện lại sai lầm khi ông lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật.

_ Khi xây Cửu trùng đài, ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, trên lập trường cái Đẹp mà không đứng trên lập trường cái Thiện. Hành động của Vũ không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ đã từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải- trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô

Cho đến khi bi kịch hạ màn, người xem vẫn chưa thấy câu trả lời dứt khoát của tác giả: Vũ Như Tô có công hay có tội. Và sự băn khoăn ấy còn được thể hiện qua

 →lời đề tựa viết một năm sau khi vở kịch ra đời. Chính Nguyễn Huy Tưởng đã công khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: “Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

Cách nêu vấn đề của tác giả như vậy là hợp lý. Bởi lẽ chân lý chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia lại thuộc về quần chúng nhân dân. Vũ có hoài bão lớn nhưng xa rời cuộc sống của nhân dân. Mục đích, lý tưởng nghệ thuật của Vũ là chân chính nhưng con đường thực hiện lại sai lầm khi ông lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật. Còn về phía quần chúng nhân dân nổi dậy giết Lê Tương Dực là đúng, việc tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài là đúng nhưng trong cơn nông nổi. giận dữ, có thể họ chưa hiểu hết Vũ Như Tô, chưa nghĩ đến công sức của chính mình bỏ ra cho công trình nghệ thuật có thể lưu lại cho con cháu muôn đời sau. Nên giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không nên. Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát. Tác giả băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.

Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, việc mong muốn có được một Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, cao hơn cả sự sống còn của nhân dân. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng

III/ KẾT LUẬN

→Vũ Như Tô, hiện thân cho niềm khát khao và sự đa mê sáng tạo cái đẹp nhưng bướng bỉnh và có phần mù quáng, không dễ thích ứng với những diễn biến phức tạp của hiện thực cuộc sống

→Đây cũng là nhân vật có tính cách nổi bật, sinh động phức tạp, đa nghĩa, co sức khái quát cao và tầm tư tưởng lớn

Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã đềcập đếngiá trị nhân văn sâu sắc rằng: “Không có cái đẹp tách rời cái chân cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn chương không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn chương”. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống với đòi hỏi của muôn dân”. Một vấn đề đặt ra nữa là “Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực”.

vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thiên niên kỉ mới, nó vẫn còn nguyên giá trị.

VỀ NHÂN VẬT ĐAN THIỀM:

I/ MỞ BÀI :

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch.

Tác phẩm tiêu biểu của ông như kịch : Bắc Sơn, Những người ở lại, Đêm hội Long Trì; tiểu thyết như An Tư, Sống mãi với thủ đô, Kí sự Cao – Lạng …Trong đó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả là vở kịch Vũ Như Tô

II/ THÂN BÀI :

(1/ Xuất xứ và tóm tắt tác phẩm)

*/ “Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Vở kịch lịch sử gồm 5 hồi, được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác vào năm 1941,viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517.Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, Trịnh Duy Sản, An Hòa Hầu, Nguyễn Hoằng Dụ… là những nhân vật lịch sử, những nguyên mẫu mà tác giả đã dựa vào “Đại Việt sử kí toàn thư” để sáng tạo nên

*/ Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ,  khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng Đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng Đài. Nhưng Cửu Trùng Đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

Đoạn trích thuộc hồi 5 của vở kịch, cảnh diễn ra trong cung cấm. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài đã khiến cho nhân dân vô cùng cực khổ. Trịnh Duy Sản đã lợi dụng tình hình dấy binh nổi loạn. Nhân dân, binh lính và thợ xây dựng Cửu Trùng Đài đã nổi dậy. Chúng bắt giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm  và huỷ diệt Cửu Trùng Đài.

*/ Qua vở kịch này, (chủ đề) nhà văn đã nêu lên một vấn đề lịch sử – xã hội để mọi người cùng suy nghĩ. Đó là chức năng, vai trò của người nghệ sĩ, và mục đích của nghệ thuật. Người nghệ sĩ đem tài năng phục vụ ai? Mọi công trình nghệ thuật đều vì ai?

(2/ Ý nghĩa biểu tượng Cửu Trùng Đài)

Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm vóc độc nhất vô nhị vượt xa tất cả những kỳ quan từng được người đời truyền tụng

Với Vũ Như Tô và Đan Thiềm: Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc trong mơ ước, là giấc mơ sáng tạo lớn lao, cao cả, đẹp đẽ của người nghệ sĩ muốn tạo ra “chốn bồng lai tiên cảnh giữa cõi trần lao lực”, tô điểm cho non sông, đất nước. Tầm vóc tòa lâu đài ấy không thể tính bằng gỗ cây, đá khối mà phải đo bằng ý chí ngạo nghễ của nghệ sĩ thiên tài. Cửu Trùng Đài là biểu tượng của cái đẹp siêu đẳng mà người nghệ sỹ muốn thi thố tài năng cùng trời đất. (0,5đ)

– Với nhà vua và triều đình: Cửu Trùng Đài là biểu tượng cho quyền lực và sự xa hoa, thối nát của giai cấp thống trị đương thời. Vua cho xây tòa lâu đài nguy nga đồ sộ, tốn kém biết bao ngân khố của quốc gia và công sức của nhân dân lao động nhưng chỉ để vua ăn chơi, hưởng lạc, thỏa mãn thói hoang dâm không giới hạn của một cá nhân. 

Với quần chúng nhân dân: Tòa lâu đài ấy được xây bằng tiền của đất nước, bằng xương máu và tính mạng của những người thợ xây đài. Đó là biểu tượng của món nợ xương máu,  lòng hờn căm chất chồng của nhân dân với giai cấp thống trị đương thời

– Với chính nó: Cửu Trùng Đài trong giấc mộng của người nghệ sĩ sáng tạo Vũ Như Tô muốn xây một công trình nghệ thuật “bền vững như trăng sao”, trường tồn, bất diệt để tô điểm cho non sông, đất nước. Nghĩa là nó là cái đẹp gắn với cái thiện nhưng trên thực tế, nó là một bông hoa ác “Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”(ca dao). Nó chỉ tồn tại ngắn ngủi như một giấc mơ đẫm máu và nước mắt của người nghệ sĩ sáng tạo và của quần chúng lao động. 

(3/ Những mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch ) Chuyện xây đài cửu trùng xoay quanh  

–  xung đột giữa thợ thuyền, nhân dân lầm than với Vũ Như Tô và tập đoàn phong kiến Lê Tương Dực.

– Và còn là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu,thuần túy (xây đài Cửu Trùng dựng kỳ công muôn thuở,sánh với trăng sao) và lợi ích trực tiếp,thiết thực của nhân dân.

→(Ý nghĩa của xung đột) :Từ những xung đột trên nhà văn đã

–        Phản ánh sinh động nỗi khổ cực của nhân dân lao động cần lao dưới thời hôn quân Lê Tương Dực. Đó là tập đoàn ăn chơi,sa đọa,bóc lột nhân dân đến tận xương tủy.

– Thể hiện tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Vũ Như Tô,vì quá đam mê thi thố tài năng mà trở thành nỗi oán giận của bao người. Đến chết vẫn chưa tỉnh giấc mộng.

– Từ đó tác giả đặt ra vấn đề muôn thuở: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống  NGHỆ THUẬT PHẢI VỊ NHÂN SINH thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ,nâng niu,bảo vệ.

(4/ Nhân vật Đan Thiềm )

_ Nếu Vũ Như Tô là người nghệ sĩ đa mê sáng tạo cái đẹp thi Đan Thiền là người đa mê câi tài, ở đây là tài sáng tạo ra cái đẹp. “Bệnh Đan Thiền” theo quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng, chính là “bệnh” mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo ra cái đẹp. Vì có tấm lòng liên tài nên lúc Vũ Như Tô mới bị bắt, ông nhờ Đan Thiềm “mách đường chạy trốn, nàng đã khuyên ông ở lại, thuyết phục ông nhân cơ hội này, mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện được hoài bão xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật đồ sộ, vĩnh cửu.

_Vì đa mê tài năng mà Đan Thiền luôn khích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trựng Đài, sẵn sàng quyên mình để bảo vệ cái tài cái đẹp ấy nhưng lại luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp.

_ Nhưng nếu Vũ Như Tô đa mê sáng tạo cái đẹp đến mức không hề chú ý, không hề biết đến hoàn cảnh vây quanh mình, thì Đan Thiền lại luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp. Biết ước vọng xây đài lớn không thành, tâm trí nàng giờ đây chỉ còn tập trung vào việc bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô. Đan Thiền khẩn khoản khuyên Vũ Như Tụ đi trốn, năm lần bảy lượt thúc giục ông “trốn đi”, “lánh đi”, “chạy đi”, chắp tay lạy, van xin : “ông nghe tôi ! ông phải trốn đi mới được !”nhưng không làm sao cho ông tỉnh ngộ; Vũ Như Tô vẫn bướng bỉnh chống lại số phận. Đến khi quân nổi loạn kéo vào, gươm giáo sáng lóe, biết Vũ Như Tô “có trốn cũng không được nữa”, thì nàng đã khóc. Nàng nói với Ngô Hoạch, sẵn sàng đổi mạng sống của mình để cứu Vũ Như Tô : “Tướng quân nghe tôi. Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. ông ấy là một là một người tài…”Biết không sao cứu nổi Vũ Như Tô, Đan Thiền đau đớn buông lời vĩnh biệt : ông Cả ! Đài lớn tan tành ! ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt !” (mà không nói: “Vĩnh biệt ông Cả!”). Đó cũng là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu trùng đài, vĩnh biệt một “giấc mộng lớn” trong máu và nước mắt.

Với nét tính cách như vậy, Đan Thiền xứng đáng là tri âm tri kỉ của Vũ Như Tô.

III/ KẾT LUẬN

Tóm lại ,Đan Thiền là người mềm mại, uyển chyển, dễ thích ứng với hoàn cảnh. Nàng luôn mang trong lòng nhiều nỗi ưu tư, nỗi đau lớn, khổ lụy vì tài

Nhưng cũng như Vũ Như Tô, Đan Thiềm vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen bởi họ là những người nghệ sĩ biết tôn trọng tài năng và yêu nghệ thuật. Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật lớn. Nhưng họ cũng đáng trách bởi vì khi quan tâm đến nghệ thuật họ đã quên trách nhiệm đối với nhân dân. Nghệ thuật là kết quả của lao động nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể là nguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của người lao động

 

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

Ôn Tiếng hát con tàu

Posted by thaidung1611 trên 16/06/2014

         

I/ MỞ BÀI :

Nếu trước Cách mạng, với “Điêu tàn”, Chế Lan Viên trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thì sau cách mạng, ông đã đến với cuộc sống nhân dân đất nước thấm nhuần ánh sáng cách mạngvới khuynh hướng sử thi hào hùng và chất chính luận nóng hổi tính thời sự. Tác phẩm tiêu biểu của ông thời kỳ này là Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường chim báo bão (1967).: Nổi bật trong thơ Chế Lan Viên là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh tài hoa . “Tiếng hất con tàu là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách độc đáo ấy

II/ THÂN BÀI

(1/ Xuất xứ chủ đề)

*/ Xuất xứ

_“Tiếng hất con tàu” được sáng tác năm 1960, rút trong tập “Ánh sáng và phù sa”. Theo Trần Mạnh Hảo thì “tập thơ đã gây một tiếng vang cực lớn…đã thành cái mốc chuyển biến quan trọng trong thơ của Chế Lan Viên nói riêng, thơ Việt Nam nói chung…đã xuất hiện một thi pháp mới, một giọng điệu mới, một cách nghĩ, cách cảm mới”.

_ Sau kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên ốm nặng, phải đi chữa bệnh dài ngày ở Trung Quốc. Trở về nước, ông vẫn còn rất yếu. Trong không khí sôi động của miền Bắc những năm bước vào công cuộc dựng xây cuộc sống mới, ông không thể đi đến các vùng đất xa xôi của Tổ Quốc, chỉ có thể bộc lộ khát vọng lên đường qua “Tiếng hát con tàu”

_ Cảm hứng bài thơ được khơi nguồn từ một sự kiện kinh tế xã hội những năm 1958 –1960 : phong trào vận động người miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc, biến Tây Bắc thành hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc. Điều đáng quí là ở bài thơ không sa vào tuyên truyền chính trị, mà nhà thơ chỉ sử dụng sự kiện như một cái cớ để đột nhập sâu vào chính tâm hồn mình, khám phá mối quan hệ giữa con người và nhân dân đất nước. Chất tâm hồn ấy là thứ muối bể đậm đà khiến “Tiếng hát con tàu” đã mang tâm hồn thời đại bay cao, vượt qua sự kiện một thời để đến với muôn đời.

* / Chủ đề :

Như ta đã biết, với tập “Điêu tàn”, Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ như một niềm kinh dị (Hoài Thanh). Bấy giờ ông đang chìm trong nỗi cô đơn đau khổ, chỉ muốn lảng tránh cuộc đời

      Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh                                        Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn trốn

      Một vì sao trơ trọi cuối trời xa                                              Những ưu phiền đau khổ với buồn lo

Nhưng sau cách mạng, hồn thơ Chế Lan Viên đã thay đổi. Ông đã tìm thấy cho mình niềm vui mới, một lẽ sống mới,một niềm hạnh phúc mới là từ bỏ nỗi cô đơn để hoà nhập vào cuộc đời. Ông gọi quá trình rũ bỏ ấy là cuộc hành trình từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui, “từ chân trời của một người để đến với chân trời của tất cả. “Tiếng hát con tàu”là tiếng hát của một tâm hồn trên hành trình ấy. Tác giả viết về quá trình đến với Tây Bắc, đến với nhân dân như đến với cội nguồn của cuộc sống, cội nguồn của thơ ca. Chỉ đến Tây Bắc, đến với nhân dân thì con người mới tìm thấy ý nghĩa chân chính của cuộc sống ; một thi sĩ mới tìm thấy nguồn cảm hứng đích thực của mình. Bởi khi ấy hạnh phúc của cá nhân hoà nhập vào cuộc đời . Nên

Bài thơ là khúc ca thể hiện sự say đắm khát vọng lên đường gắn bó với cuộc sống sôi động bằng tình yêu Tổ quốc và nhân dân để lao động khám phá và sáng tạo.

( 3/ Nhan đề bài thơ và khổ đề từ)

a / Nhan đề bài thơ

Cho đến hôm nay chúng ta vẫn chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Ước mơ của Tố Hữu “Ngay mai rộn rã sơn khê, ngược xuôi tàu chạy bốn bề lưới giăng”, vẫn chỉ là ước mơ chưa thành. Nên

_ Đặt nhan đề Tiếng hát con tàu và vẽ ra hình ảnh “con tàu lên Tây Bắc anh đi chăng”như điều phi thực tế, nhưng đó lại là một sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên, bởi nhà thơ viết theo lối tượng trưng hoá

+ Bấy giờ, trên khắp mọi miền Tổ quốc đang bừng lên một không khí sôi nổi náo nức hành quân về những miền xa xôi để xây dựng kinh tế mới, xây dựng cuộc sống mới cho đất nước. Chính cái èkhông khí của thời đại đã khiến nhà thơ tìm đến hình tượng một đoàn tàu hăm hở khẩn trương để diễn tả cuộc hành trình lên đường.

+ Hơn nữa àtrong tâm tưởng của Chế Lan Viên cũng đang diễn ra một cuộc đấu tranh, nhà thơ đang phải đấu tranh với chính mình, từ bỏ tư tưởng hẹp hòi, từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của riêng mình để tìm kiếm những tư tưởng lớn, những lẽ sống mới. Đó thực sự là một cuộc hành trình trong tư tưởng, một cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng cũng đầy tin tưởng. Có lẽ vì thế mà Chế Lan Viên đã tìm đến àhình ảnh con tàu để thể hiện cuộc hành trình tư tưởng của mình

_ Một lí do nữa các văn nghệ sĩ của chúng ta đang tạm xa cuộc sống thủ đô đông vui để đến với những miền xa xôi của Tổ quốc mà xâm nhập thực tế, tìm hiểu cuộc sống. Tức là họ tìm về với nhân dân.

èChế Lan Viên đã tạo ra hình ảnh con tàu vừa hư ảo, làm hình tượng trung tâm của bài thơ. Và với hình tượng này, nhà thơ đã bày tỏ lòng yêu nước nhiệt thành, lòng yêu cuộc sống rộng mở. Người ta thấy ở đó toàn bộ tinh thần trách nhiệm của một con người đối với nhân dân, Tổ quốc và trách nhiệm của một thi sĩ đối với thơ ca.

b / Khổ thơ đề từ                                       

Các tác phẩm ta thường gặp những lời đề từ, có khi là một câu châm ngôn, có khi là một câu thơ hay đơn giản là những  ý tưởng sâu sắc. Lời đề từ ấy có thể là của chính tác giả, có thể là của người khác. Nhưng 

_ Lời đề từ được xem như là tiền đề gợi hứng, gợi ý, gợi tứ cho người viết lên tác phẩm ấy. Có những lời đề từ không gắn trực tiếp với nội dung tác phẩm, nhưng lại có những lời đề từ tựa như một chiếc chìa khoá giúp người đọc mở được tác phẩm. Lời đề từ của “Tiếng hát con tàu” là trường hợp như thế.

_ ở khổ thơ này dường như Chế Lan Viên muốn giải thích sơ bộ ý nghĩa các hình tượng được xây dựng trong bài thơ.

 Khổ thơ được viết theo lối lý giải ý nghĩa hình tượng của Tây Bắc và mối liên hệ giữa Tây Bắc với nhà thơ, với Tổ Quốc

+ Tây Bắc : Trước hết đó là một địa danh thực, một miền đất cực tây của Tổ Quốc. Nơi ấy gắn với những kỉ niệm của mười năm kháng chiến tình nghĩa. Và chừng như sợ rằng người đọc chỉ hiểu chữ Tây Bắc theo nghĩa hẹp đó, nên tác giả thuyết minh cho rõ hơn ý nghĩa mà mình gán cho địa danh này

+  Đó còn là những miền đất xa xôi, là hiện thân của Tổ Quốc          

                                      Tây Bắc ư ? Có gì riêng Tây Bắc ?

      Câu thơ được đặt dưới hình thức hỏi đáp. Không chỉ hỏi bằng một câu hỏi mà đáp cũng bằng một câu hỏi. Sự hỏi đáp ấy như àđể tăng thêm sự nhận thức của nhà thơ cũng là sự tự lí giải rõ hơn cho bạn đọc thấy Tây Bắc còn là những miền đất xa xôi, là hiện thân của Tổ Quốc.

Thi sĩ đến với Tây Bắc cũng có nghĩa là đến với những miền xa xôi của Tổ Quốc và cũng có nghĩa là đến với nhân dân với đất nước.

→Bao trùm khổ thơ là niềm tự hào về một tình yêu lớn của nhà thơ đối với Tây Bắc, với mọi miền xa xôi đối với đất nước yêu thương.

Và những tình yêu ấy, những ý nghĩ ấy mang tính hướng ngoại. Điều độc đáo là

+ nhà thơ thấy Tây Bắc ở chính trong lòng mình

                          Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu

Có tình cảm cao đẹp đó là do :

+ Điều kiện chủ quan : Khi lòng ta đã hoá những con tàu

    Lòng ta đồng nghĩa với con tàu.Nghĩa làè tự thân ta đã sống với một khát vọng đẹp, muốn từ bỏ thế giới nhỏ hẹp, từ bỏ cái tôi để đến với cái ta, đi đến mọi miền của Tổ Quốc để hiến dâng để phục vụ

+ Điều kiện khách quan : Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát

Đó là èhiện thực xã hội, là không khí của thời đại, nhân dân khắp các miền phấn khởi hào hứng xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Đó là một thời kì rất đẹp, rất sôi động mà Tố Hữu cũng đã từng ca ngợi “là bài thơ miền Bắc, rất tự do nên tươi nhạc tươi vần”

Và với điều kiện khách quan và chủ quan và chủ quan ấy thì hệ quả tất yếu phải dẫn tới:

_“Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”è Câu hỏi tu từ vang lên kiêu hãnh, biện pháp so sánh cách nói mới mẻ hấp dẫn biểu lộ tâm hồn mình đã hoà nhập đã gắn bó, đã mến yêu nồng hậu Tây Bắc, với cuộc sống với nhân dân với Tổ Quốc. Như vậy èTây Bắc là hình tượng đa nghĩa, một biểu tượng đẹp của bài thơ

(4/ Phân tích)

Bài thơ như một bản giao hưởng tâm trạng với ba chương khúc : Trăn trở ( khổ 1-2 ), hoài niệm ( chín khổ tiếp ), lên đường ( phần còn lại )

(a / Khổ 1-2 : Trăn trở)

Để con tàu có thể lên tiếng hát, có thể lên đường thì công việc chuẩn bị bao giờ cũng rất quan trọng. Chuẩn bị ở đây là chuẩn bị về tư tưởng về tình cảm, có nghĩa là mình phải tự thanh toán với những vướng mắc trong bản thân mình. Bởi mọi hành động bao giờ cũng là kết quả của nhận thức. Nhận thức tốt thông suốt thì hành động sẽ trở nên thanh thản nhẹ nhàng tự tin hơn. ở chương khúc thứ nhất là sự trăn trở, tự dằn vặt về chuyện đi hay ở..Và sự dằn vặt nhận thức ấy được diễn tả qua khổ thơ :

Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng.

Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

Nếu anh giữ trời Hà nội, sống trong cái tôi chật hẹp thì « Tàu đói những vành trăng ». Nghĩa là tâm hồn người nghệ sĩ sé cạn kiệt nguồn sống, nguồn cảm hứng sáng tạo Và vì thế « Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép ». Nếu cùng bạn bè lên Tây Bắc, thì “Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia ». Trên kia chính là Tây Bắc hùng vĩ, là nhân dân là cuộc đời rộng mở, là cội nguồn sáng tao bất tận của thơ ca

èVà hình ảnh thơ được đặt trong thế tương phản giữa “Trời Hà Nội” với “gió ngàn”; giữa không gian sống của cái tôi cá nhân chật hẹp với không gian đại ngàn Tây Bắc xa xôi, hùng vĩ, rộng mở; giữa “đời anh nhỏ hẹp” với “Đất nước mênh mông”. Thêm vào đó là các động từ diễn tả hai động thái đối lập “giữ” và “rú gọi” (khư khư giữ cho mình một khoảng trời riêng hay vượt thoát khỏi thoát không gian cá nhân chật hẹp để đi theo tiếng gọi giục giã cấp thiết của miền Tây); các hình ảnh mang tính biểu tượng : “Tàu đói những vành trăng » –  Nhà thơ đã diễn tả sinh động sự dằn vặt để nhận thức, để tìm thấy chỗ đứng ý nghĩa của mình: từ bỏ cuộc đời của cái tôi cá nhân tâm thường, vị kỉ , đến với cuộc đời chung sôi nổi, rộng lớn.

_Đại từ “Anh” được lặp lại nhiều lần : Anh đi chăng, Anh có nghe, Tàu anh gọi, Tâm hồn anh

→ “Anh” có thể là  một con người trong tưởng tượng, con người mặt trái của tác giả thuở trước đang chìm đắm trong triết lí siêu hình. Nhà thơ đã tự dằn vặt, tự nhận thức bằng hình thức phân thân, khách thể hoá chủ thể để tạo ra một cuộc đối thoại giả định.

Nếu ta hiểu « Vành trăng” biểu tượng cho thiên nhiên, cuộc sống lao động và cao hơn đó là  cái đẹp – đối tượng phản ánh của nghệ thuật thì hình ảnh “tàu đói”diễn tả èÂm hương chung của đoạn thơ là những câu hỏi tu từ riết róng tăng cấp (Anh đi chăng, anh có nghe, sao chửa đi), hối thúc giục giã cứ như xoáy vào chủ thể. Qua đó ta thấy được sự chuyển biến vừa mơ hồ vừa rõ rệt trong lòng nhà thơ.

→Nhà thơ tự hỏi mình nhưng cũng là đang hỏi lớp người như mình. Và đằng sau nhưng câu hỏi hối thúc ấy là  những câu trả lời mang thế đối lập giữa phê phán và mời gọi

Và cuối cùng là sự nhận thúc sâu sắc :

 _        Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Cuộc kháng chiến trường kì gian khổ đã kết thúc thắng lợi, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng cuộc sống mới đang rất cần sự đóng góp của mọi người. Cuộc sống lớn đó là cội nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật. Song nghệ thuật không thể nảy sinh khi người nghệ sĩ không mở rông hồn mình để đón nhận tất cả những vang động của cuộc đời. Từ sự chiêm nghiệm về cuộc đời thơ của mình, Chế Lan Viên đã đưa raèlời khuyên đầy tâm huyết : Hãy đi ra khỏi cái cô đơn chật hẹp của mình mà hoà nhập với mọi người. Hãy vượt ra khỏi chân trời của cái tôi nhỏ bé để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy có thể

_          Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

Có nghĩa làèmình tìm được chính mình trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân, tìm thấy nghệ thuật chân chính Và như thế, ở chương khúc một là

→sự trăn trở để nhận thức, để lấy đà cho con tàu tâm hồn trước giờ lăn bánh vào cuộc hành trình lớn lao rất đỗi thiêng liêng này.

(b / Hoài niệm – 9 khổ tiếp theo)

Khúc hoài niệm chiếm tới 9 khổ thơ giữa. Cội nguồn sâu xa của khát vọng lên đường là những kỉ niệm kháng chiến. Đang sống trong không khí của miền Bắc hoà bình với nhịp độ lao động khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, cả miền Bắc như một con tàu đang chuyển bánh tới những vùng đất mới, nhà thơ bỗng bồn chồn rạo rực nhớ về quá khứ,

*/ Nhớ về những năm tháng gian lao nhưng đầy kiêu hãnh

Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hung
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.

Ôi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
             

_ Ôi là một tiếng gọi thân thương trìu mến làm cho giọng thơ trở nên trầm lắng như chìm sâu vào kỉ niệm

_ Tây Bắc được lặp lại 2 lần vừa tha thiết vừa tự hào. Nhà thơ gọi Tây Bắc là xứ thiêng liêng, là vùng đất của anh hùng bởi Tây Bắc là nơi biết bao xương máu con người đã đổ xuống, là vùng đất khai sinh ra nguồn cảm hứng cho thơ ca nghệ thuật trong đó có “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên. Nhà thơ còn tự hào gọi Tây Bắc là ngọn lửa,

_                                              Ôi Kháng chiến 10 năm như ngọn lửa

                                               Nghìn năm sau  còn đủ sức soi đường

 Một ngọn lửa cháy trong 10 năm nhưng cái đặc biệt và kì diệu là nó có sức toả sáng đến nghìn năm. èCách so sánh tương phản nhằm khẳng định sức mạnh của cuộc kháng chiến, đó là sức mạnh của sự đoàn kết của toàn dân tộc, là tình cảm yêu nước là ý chí kiên cường, là cuộc đấu tranh nhân dân, đem lại vinh quang cho dân tộc. Sự so sánh tương phản ấy không chỉ khẳng định sức mạnh của cuộc kháng chiến, mà qua đó ta còn thấy

                                     → tấm lòng thành kính ngưỡng mộ và lòng biết ơn của nhà thơ đối với kháng chiến đối với cách mạng.

Bởi ngọn lửa kháng chiến ấy là nơi thử vàng góp phần tôi luyện bao thế hệ Hồ Chí Minh và toả sáng cho cả những thế hệ nối tiếp sau. Tầm vóc của mỗi con người cũng như tầm vóc của cả dân tộc đều được lớn lên từ ngọn lửa đó. Và nó vẫn tiếp tục toả sáng trên hành trình của đất nước hôm nay và mai sau. Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng những gì được gọi là truyền thống thì không bao giò mất đi mà tự nó còn tạo thêm sức mạnh mới cho sự vươn lên của dân tộc. Và hơn ai hết, chính nhà thơ cũng đã được cách mạng và kháng chiến hồi sinh đưa ông từ tinh cầu giá lạnh trơ trọi cuối trời xa trở về với nhân dân , với cuộc đời.

Con đường nhà thơ đi tới còn nhiều chông gai, ông cần phải vượt nữa, vượt lên trên cả chính mình để trở về với cội nguồn. Và trên con đường gian khổ ấy,

*/ Nhà thơ cảm nhận được nhân dân, đất nước là Mẹ, là điểm tựa của mình

              Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

              Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương

Trong quan hệ ở đời có gì gắn bó sâu sắc hơn tình mẫu tử, bởi nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nhưng

_ Mẹ ở đây là ai ? Có thể là mế, là anh, là em, à là những người từng cưu mang, từng đồng cam cộng khổ. Mẹ là Tây Bắc, là nhân dân, là đất nước. Mẹ là bà mẹ Tổ Quốc muôn quí ngàn yêu. Với biện phápè so sánh ẩn dụ như thế Chế Lan Viên đã nói lên được mối quan hệ gắn bó ruột thịt sâu nặng của nhà thơ với Tây Bắc, với nhân dân , với đất nước.

Không chỉ có vậy, một từ « Mẹ » việt hoa với định ngữ « yêu thương » phía sau, một từ « cho » ở phía trước và một từ « về » gần gũi ấm cúng đã biến

ècâu thơ thành một lời cầu xin chân thành “Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương”. Câu thơ giản dị mà chứa đựng nỗi khát khao cháy bỏng được về với Mẹ, với nhân dân với Tây Bắc, với đất nước được sống giữa cuộc sống sôi động khác xa với cuộc sống chật hẹp nơi đô thành

*/ Và về với nhân dân, với Tây Bắc với đất nước đó là niềm vui lớn lao, sự hồi sinh lớn lao :

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón riêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Nhân dân là suối mát mùa xuân đón bày nai đói khát trở về chốn cũ yêu thương, là hơi ấm mùa xuân đem lại màu xanh và hương mật cho cỏ. Là tiết trời ấm áp cho chim én sánh đôi kết bạn, là dòng sữa ngọt lành cho bé thơ đói lòng, là cánh tay nhẹ đưa nôi đem lại giấc ngủ say. Còn nhà thơ tự ví mình là chim én là nai là cỏ, là trẻ thơ, là chiếc nôi. Đó phải chăng là thái độ khiêm tốn của tác giả khi đứng trước sự vĩ đại của nhân dân.

_ Năm hình ảnh so sánh liên tiếp vừa có sự hoà hợp giữa nhu cầu và khát vọng của bản thân (cái này là sự sống cho cái kia và ngược lại) để ècụ thể hoá, hình tượng hoá niềm vui, niềm hạnh phúc to lớn khi gặp lại nhân dân, gặp cội nguồn của sự sống và hạnh phúc.  Gặp lại nhân dân chính là để soi lại lòng mình như nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi,

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao

 Về lại với nhân dân không chỉ là niềm vui hạnh phúc mà con là sự hồi sinh là lẽ tự nhiên phù hợp với qui luật.

Nhưng nhân dân ở đây là ai ?

Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

Con nhớ em con thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đâu, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

 

_Nhân dân đó là anh con với chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, đêm cuối cùng anh cởi lại cho con; là em con thằng em liên lạc, Rừng thưa em băng rừng rậm em chờ; là bà mế già lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa dài. èNhân dân không còn là khái niệm trừu tượng chung chung. Mà là những con người cụ thể  gần gũi và xiết bao thương mến. Họ là những con người tiêu biểu cho sự cưu mang đùm bọc đối với kháng chiến

Cụm từ

_ “Con nhớ” → điệp ngữ được luyến láy, khiến cho khổ thơ như chồng chất như ăm ắp những kỉ niệm về nhân dân của nhà thơ. Thêm vào đó là cách xưng hô của chủ thể trữ tình

_“con”→ thể hiện một tình cảm thân tình ruột thịt với những con người từng gắn bó mật thiết với mình trong kháng chiến.

Tập trung tình cảm nhiều nhất đó chính là hình ảnh người mẹ nuôi đã gắn bó với nhà thơ trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh:

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

Hình ảnh gợi cho ta nhớ đến người mẹ trong thơ Tố Hữu :

“Con đã về đây ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông chấp súng gươm”

 Người mẹ của Chế Lan Viên hiện ra thật đẹp, thật lãng mạn mà cũng rất đỗi hào hùng “lửa hồng soi tóc bạc”. “Lửa hồng” là ngọn lửa trong bếp của mẹ hay  đó  là ngọn lửa yêu thương của tình mẹ hiền miền núi – người đã dành rất nhiều tình cảm với nhà thơ. Chính vì vậy“trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Nhà thơ đã sử dụng rất nhiều những từ ngữ chỉ sự gắn bó “một mùa dài”, “trọn đời”, “nhớ mãi”,… Đó chính là những từ ngữ thể hiện quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa cái cá nhân và cái cộng đồng.:

Bốn khổ thơ trên: Khổ một tập trung thể hiện niềm vui của nhà thơ khi trở về với nhân dân. Ba khổ thơ tiếp theo cụ thể hóa hình ảnh nhân dân. Để từ đó làm bừng sáng  sự giác ngộ một chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật : Phải trở về thuỷ chung gắn bó với nhân dân. Tổ Quốc và nhân dân đã hồi sinh cho một hồn thơ đã từng một thời giam mình trong cái tôi cô đơn đóng khép

Nhớ người rồi nhớ đến cảnh. Người lính Tây Tiến “nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”, người cán bộ về xuôi nhớ Việt Bắc đã “nhớ từng rừng nứa bờ tre”, còn Chế Lan Viên nhớ Tây Bắc với nỗi nhớ “đã hoá tâm hồn”.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ                                     Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương                                       Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn

Bao năm tháng qua đi, nhưng núi rừng, bản làng Tây Bắc vẫn đầy vơi trong lòng.

_“Bản sương giăng” và “Đèo mây phủ” gợi ra cảnh núi rừng mịt mù xa xôi nghìn trùng cách trở .

_Hai từ Nhớ ngắt câu thơ ra thành hai vế tiểu đối, tạo cho câu thơ âm hưởng như một điệp khúc và gợi tả một cái tôi, một nhân vật trữ tình đang chìm đắm trong một nỗi nhớ triền miên. Kỷ niệm này chưa mờ đi, kỷ niệm khác đã trỗi dậy .

 Những kỷ niệm đẹp về một thời máu lửa đâu  dễ quên :

_ “Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương”èNhà thơ tự hỏi lòng mình nhưng cũng là để khẳng định mình , đo yêu thương tình nghĩa trong lòng mình. Và những cảm xúc ấy đã được nâng lên thành những suy ngẫm, những chiêm nghiệm giàu sức khái quát:

          “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

            Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn

Câu thơ là sự đúc kêt về một qui luật nhân sinh, một sự kỳ diệu của tâm hồn.

+ Khi ta ở nghĩa là khi ta èđang sống trong hiện tai, thì hiện tại dường như chưa cho chúng ta thấy tình cảm thực sự của mình. Thậm chí, ta tưởng như miền đất ta đang sống cũng chỉ như bao nhiêu miền đất khác , chỉ là nơi đất ở đất để mưu sinh để tồn tại mà thôi.Phải đến khi vì một lý do nào đó

+   Khi ta đi è ta phải từ giã miền đất ấy,

quãng đời sống ở đấy bỗng trở thành quá khứ, miền đất từng cưu mang ta lùi lại phía sau lưng, bấy giờ ta mới hiểu. Nhìn vào lòng ta, ta mới chợt nhận ra :

+ Đất bỗng hoá tâm hồn Chính ta đã gắn bó với miền đất này tự lúc nào ta cũng không hay. Tình cảm cứ âm thầm hình thành, âm thầm bồi đắp mà ta không biết. Phải đến lúc này ta mới nhìn rõ hơn bao giờ hết và tình cảm đã làm nên một điều kỳ diệu : nó khiến cho “đất đã hoá tâm hồn”. Mảnh đất đã cưu mang che chở ta nuôi dưỡng, gắn bó máu thịt với ta từng ngày. Giờ đây èmảnh đất ấy mang tâm hồn của cố nhân, nó trở thành tâm hồn , một phần cuộc đời ta là hành trang tinh thần không thể thiếu của ta. Ta không thể hình dung đầy đủ về cuộc đời mình nếu thiếu đi những năm tháng sống trên mảnh đất âý.

→Câu thơ được viết theo một lối tư duy, đúc kết một quy luật nhân sinh

Nó không chỉ đúng với một nơi, một thời mà đúng với hết thảy con người trên thế gian này.

Đang triền miên trong suy tưởng về đất nước quê hương, mạch thơ bỗng chuyển đột ngột sang một rung cảm khác, một suy tưởng khác :

_ Anh nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

Nhớ anh, nhớ mế, nhớ chính mình, rồi cuối cùng mới là nhớ đến người yêu. Không lẽ đây là nỗi nhớ sau cùng lại là nỗi nhớ bỗng đến, một nỗi nhớ thoáng qua không định trước ?

Thực ra không phải như vậy, Nhà thơ muốn tách nỗi nhớ em riêng ra khỏi hệ thống nỗi nhớ về quê hương đất nước, để dành trọn cho em một góc con tim.

Bản chất của mùa đông là giá rét. Có mùa đông nào lại không có giá rét. Nếu mùa đông đang chờ đợi giá rét thì anh đang chờ đợi chính em đây. Và tình yêu của anh với em như cánh kiến hoa vàng gắn bó thắm thiết và lấp lánh sắc màu. Nhưng như thế chưa đủ, tình yêu của anh và em còn như xuân đến chim rừng lông trở biếc, sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái hạnh phúc

Như vậy nhà thơ đã sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh ẩn dụ, gắn bó khăng khít với nhau, cái này là sự sống của cái kia. Cái kia là điều kiện sống của cái này để nêu bật một tình yêu đẹp giữa anh và em. Đó là sự gắn bó yêu thương giữa hai trái tim, hai tâm hồn như một qui luật diệu kì của thiên nhiên của sự sống.

Đất lành chim đậu, con người cũng vậy, luôn tìm nơi yên ổn thanh bình để sinh sống làm ăn. Nơi đâu có tình yêu, nơi đó có sự sống. Tình yêu làm cuộc sống trở nên gắn bó thân thương hơn. Trên cơ sở đó nhà thơ đúc kết :

                Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

_ Chữ Hoá như một  nhãn tự thể hiện sự biến đổi diệu kì từ lượng ( đất lạ ) thành chất ( là quê hương ) mà yếu tố quyết định là tình yêu

Câu thơ nhẹ nhàng giản dị như một câu hát của một trái tim nhưng lại chứa đựng một chân lí diệu kì. Không chỉ yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà tâm hồn nhà thơ còn mở rộng ra đến mọi miền quê. Đến đây đoạn thơ như  được hoà  vào dòng cảm xúc chung của toàn bài. Bởi tình yêu đẹp không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa mà nó còn mở rộng với tình yêu quê hương đất nước, nhân dân

(c/ Bốn khổ cuối : Khúc hát lên đường)

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi ?

Tình em đang mong tình mẹ đang chờ

Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội

Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga

 

Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng

Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào

Rẽ người mà đi vịn tay mà đến

Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

 

Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ

Tây Bắc ơi người là mẹ của hồn thơ

Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa

Nay trở về ta lấy lại vàng ta

 

Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?

Mỗi dêm khuya không uống một vầng trăng

Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống

Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi “Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?” thể hiện sự giục giã lên đường trong tâm hồn nhà thơ. Nói như lời của một cố tổng thống Mỹ “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Câu hỏi đó cũng chính là vẻ đẹp của cái tôi cá nhân, cái tôi của nhà văn bước ra khỏi cuộc đời chật chội tù hẹp của đời mình để đến với cuộc sống mới, cuộc sống của nhân dân. Những từ ngữ như “tình em đang mong,tình mẹ đang chờ”, “mắt ta thèm” đã làm cho đoạn thơ một nhịp điệu dồn dập, âm điệu rộn rang đầy phấn chấn, say mê. Đặc biệt là cách nói : “Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến”. “Mùa nhân dân” cho thấy niềm vui và khát vọng mạnh liệt của tác giả khi tìm về với  cội nguồn bởi cội nguồn chính là sự sống, là nguồn thơ, nguồn cảm hứng mãnh liệt.

“Tây Bắc ơi người là mẹ của hồn thơ”

Và không chỉ khát vọng đi tìm nguồn thơ, hồn thơ mà tác giả muốn lấy lại “vàng ta”, lấy lại những giá trị tinh thần, đem tình yêu của mình, khát vọng của mình vun đắp, xây đắp cho Tây Bắc trong đống tro tàn sau chiến tranh:

“Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

Ta hóa vàng nhân phẩm lương tri

Chúng muốn ta bán mình ô nhục

Ta làm sen thơm ngát giữa đầm” ( Tố Hữu )

Khổ thơ cuối khép lại bằng hình ảnh mang tính biểu tượng thể hiện  tình yêu của nhà thơ với Tây Bắc, với “mùa nhân dân”.Sự tỉnh táo của lí trí ở phần đầu nhường chỗ cho cảm giác đa mê ngây ngất. Đến giây phút này thì con tàu mới thực sự trở thành khát vọng sống, khát vọng lên đường đến Tây Bắc, hết lòng vì Tổ quốc “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”. Bây giờ con tàu không “đói vành trăng” nữa mà trở thành “con tàu mộng tưởng” của ước mơ, khát vọng. Đặc biệt, con tàu “mỗi đêm khuya  « uống một vầng trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp Tây Bắc và nhân dân. Đó cũng là vầng trăng của thi ca.“Mặt hồng em” là ẩn dụ nói về hiện thực đời sống thể hiện sự thành công ban đầu trong xây dựng và đổi mới của Tây Bắc . Đồng thời đó cũng chính là mùa bội thu  của  thi ca nghệ thuật. Khổ thơ cuối thể hiện một niềm tin về lòng yêu Tổ quốc và nhân dân trong chính bản thân mình. Đây cũng chính là vẻ đẹp của cái tôi nhân dân mang khát vọng lớn, sống hòa mình với cộng đồng.

– Hình ảnh phong phú, biến hoá sáng tạo chủ yếu là những hình ảnh biểu tượng và ẩn dụ: Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào, vàng ta đau trong lửa, vầng trăng, Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

– Cách láy lại và mở rộng một hình ảnh, từ ngữ của câu cuối khổ trên xuống câu đầu khổ dưới (Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga/ Mắt ta nhớ mặt người; Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao /Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ) làm khổ thơ liền mạch, Âm hưởng sôi nổi, dồn dập, trùng điệp lôi cuốn:

Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống đã thành sự thôi thúc bên trong, thành lời giục giã.

III / KẾT LUẬN

THCT thể hiện tập trung phong cách nghệ thuật Chế Viên : tài sáng tạo hình ảnh, sử dụng tương phản đối lập và hàng loạt câu hỏi tu từ đẻ biện luận làm cho ý tương chủ đề được thể hiện sâu sắc. Giọng thơ đa thanh biến hoá càng về cuối càng rộn rã như khúc hát. Nét đặc sắc nhất là nhà thơ đã viết được một số câu thơ rất hay kết hợp chặt chẽ giữa triết luận với cảm xúc giữa trí tuệ và hình tượng. Chế Lan Viên đã nêu cho chúng ta một ý tưởng đẹp : Hãy sống đẹp, sống có hoài bão có khát vọng như con tàu vỗ cánh bay cao bay xa làm nên sự nghiệp lớn

 

 

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »