Phía trước là chân trời

+ C/đề,h/cảnh

A/ Vài nét về tác giả

_ Tên thật là Nguyễn Ngọc Báu sinh 5/ 9/ 1932 tại Thăng Bình _ Quảng Nam. Ông còn có một bút danh khác la Nguyên Ngọc

_ 1950, đang học trung học chuyên khoa, ông gia nhập quân đội

_ 1951 – 1954, làm phóng viên báo Quân đội Nhân dân ở liên khu V. Ông lấy bút danh là Nguyên Ngọc

_ 1962, ông làm chủ tịch chi hội Việt Nam giải phóng miền trung trung bộ, phụ trách Văn nghệ Quân đội giải phóng của quân khu V và lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành.

_ Sau 1975, làm phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam

_ Tác phẩm tiêu biểu : Đất nước đứng lên (1956 ), Đất Quảng (1971 – 1974 ), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc ( 1969 )

B/ Xuất xứ tác phẩm

_ Rừng xà nu được viết 1965, khi quân Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam

_ Tác phẩm được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân đội giải phóng miền trung trung bộ, số 2, 1965. Sau được đưa vào tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc 1969

_ Không khí quyết liệt của phong trào cách mạng giải phóng miền Nam khoảng cuối những năm 50 của thế kỉ XX đã gợi hứng cho tác giả

C/ Tóm tắt tác phẩm

Làng Xô man nằm trong tầm đại bác của giặc. Cúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Nhưng cũng như dân làng Xooman, rừng xa nu vẫn kiêu dũng vươn lên. Nhân dịp Tnú về thăm làng và nghỉ tại nhà cụ Mết, đêm đó cụ đã kể cho dân làng nghe cuộc đời của Tnú. Những năm ấy, giặc khủng bố dã man phong trào cách mạng, nhưng làng Xooman vẫn nuôi cán bộ. Tnú và Mai là những thiếu niên dũng cảm vào rừng tiếp tế cho cán bộ. Tnú được cán bộ Quyết dìu dắt. Anh làm liên lạc, sau bị địch bắt đi tù. Thoát tù, anh trở về cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Được tin này giặc kéo về làng. Chúng bắt cọp cái và cọp con để dụ cọp đực. Trước cảnh vợ con bị tra tấn dã man, Tnú tay không nhảy xổ vào giữa bọn giặc định cứu vợ con. Nhưng vợ con anh bị giết, bản thân anh bị bắt. Chúng dùng giẻ tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay của anh. Trước cảnh dã man này, cụ Mết lãnh đạo dân làng nhất tề vùng lên đánh giặc và kêu gọi tự  trang bị vũ khí tích trữ lương thực để tiếp tục chiến đấu. Cũng trong đêm ấy, Tnú kể cho dân làng nghe chuyện chiến đâu, anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn địch bằng đôi bàn tay tàn tật của mình. Sáng hôm sau Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh đến cửa rừng xà nu cạnh con nước lớn. Ba người đứng ở đó nhìn ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài rừng xà nu nối tiếp chạy tới tận chân trời

9 bình luận to “+ C/đề,h/cảnh”

  1. island said

    co giao oi! em chan qua 1 tuan nua thi dai hoc roi nhung ma em lo lang qua . Sao em khong tu tin vao viec viet van . troi oi!
    lam sao bay gio co giao an ui em khong em chet matem dang uc’ che lam … co giao cho em so dien thoai duoc khong !

  2. island said

    em can hoi? co giao 1 so dieu khong thi muon mat

    • thaidung1611 said

      Chào em ! Cái gì nó đến thì nó sẽ đến em ạ. Đừng lo lắng quá ! Thời gian qua ta đã cố gắng hết sức rồi. Và điều đó khiến ta không có gì phải hối tiếc. Em hãy thả lỏng ttinh thần của mình, hãy nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 2 ngày trước khi thi. Đừng để đầu óc mình mụ mẫn. Cứ thoải mái đi, vào phòng thi em sẽ nhớ được tất cả kiến thức đã học. Còn điều gì cần em cứ hỏi cô nhé ( có thể liên hệ theo số điện thoại nhà : 0435633569 – DD của cô đang phải sửa, không gọi được đâu ! Chúc em thi tốt và mọi điều may mắn, thuận buồm xuôi gió

  3. island said

    Co giao giup em lap dan bai cho de SO SANH VE DEP SONG DA SONG HUONg .
    Khi di thi ta vi du. PHAN tich nhan vat TNU’ . thi khi em viet xong phan mo bai` : -> doan dau tien cua than bai em nen viet cai ji? HOAN CANH RA DOI hay TOM TAT COT TRUYEN , ..
    Khi PHAN tich 1 doan tho trong bai vi du. : DOC LEN KHUC KHUY DOC THAM THAM -HEO HUT CON MAY SUNG NGUI TROI NGAN THUOC LEN CAO NGAN THUOC XUONG NH¢I PL MUA XA KHOI –> khi em viet xong mo bai –> doan dau cua than bai ta nen viet HOAN CANH SANG TAC hay nhu the nao khac’ ? .

  4. thaidung1611 said

    Bạn thân mến !
    Trong môt bức thư ngắn mà bạn hỏi cô rất nhiều vấn đề. Qua đó cô hiểu tâm trạng của em trước kì thi như thế nào . Đừng lo lắng quá mà rối trí. Mọi việc cứ xem như bình thường, có thế mình mới đủ tỉnh táo sáng suốt để xử lí kiến thức đã học. Cô tin mọi sự sẽ tốt đẹp thôi !
    Bạn mến !
    Về đề bài : So sánh vẻ đẹp của sông Đà (NLĐSĐ của Nguyễn Tuân và vẻ đẹp của sông Hương.
    Với đề này, bạn có thể tham khảo phần gợi ý của sách HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009 –2010 MÔN NGỮ VĂN trang 53
    Tất nhiên bạn có thể thay đổi một chút hệ thống ý để làm rõ vẻ đẹp của mỗi con sông
    Dưới đây là một số gợi ý, bạn có thể tham khảo :
    @/ Phần mở bài :
    Bạn có thể chọn điểm xuất phát
    _ Những con sông quê luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca (ta có thể kể rất nhiều tác phẩm viết về dòng sông : Bạch Đằng phú của Trương Hán Siêu, Bạch Đằng hải khẩu của nguyễn Trãi, Tràng Giang của Huy cận, ; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh …)
    _ Nhưng mỗi nhà văn nhà thơ lại cảm nhận về dòng sông của mình một cách khác nhau
    _ Hòa trong đề tài quen thuộc ấy, Nguyễn Tuân với con sông Đà (Người lái đò sông Đà ) và Hoàng Phủ Ngọc Tường với dòng sông Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông ) đã kịp để lại dấu ấn riêng của mình bằng vẻ đẹp của chúng
    ….
    @/ Phần thân bài :
    Cũng như ngàn vạn dòng sông khác, sông Đà của Nguyễn Tuân, sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có những
    */ nét tương đồng
    _ Đều trải dài trên những địa hình khác nhau của đất nước
    _ Gắn với một vùng quê cụ thể, gắn với đời sống tâm hồn của nhân dân và là nhân chứng lịch sử , là sức sống trường tồn của dân tộc…
    _ Và để miêu tả vẻ đẹp của chúng, cả hai nhà văn đều sử dụng thể tùy bút, đều huy động vốn tri thức phong phú về địa lí, lịch sử, văn hóa, đều thể hiện cái tôi tài hoa độc đáo

    Nhưng bên cạnh những nét tương đồng, hai con sông cũng có
    */ những điểm khác nhau
    _ Nguyên nhân nào đến sự khác nhau đó
    + Do hai con sông chảy trên những địa hình khác nhau (độ cao, hướng chảy, gắn với những phong tục , văn hóa của những vùng quê khác nhau… )
    + Nhưng chủ yếu là do mục đích cảm nhận của mỗi tác giả khác nhau nên vẻ đẹp của mỗi dòng sông cũng được hiện ra khác nhau
    . Nếu nguyễn Tuân muốn thông qua con sông Đà để ca ngợi con người lao động – chất vàng mười của vùng Tây Bắc.
    . Thì Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn qua con sông để ca ngợi Huế , ca ngợi quê hương đất nước
    Thêm vào đó là
    + cách huy động kiến thức của mỗi nhà văn cũng khác nhau nên vẻ đẹp của hai con sông không giống nhau
    . Nếu nguyễn Tuân sử dụng các kiến thức của điện ảnh, hội họa, sinh học, văn học, thủy điện…
    . Thì Hoàng Phủ ngọc Tường lại khai thác chiều sâu lịch sử, văn hóa…
    Chính vì những lí do trên nên
    _ cách thể hiện vẻ đẹp của hai dòng sông cũng khác nhau :
    . Nếu Nguyên Tuân phát hiện ra vẻ đẹp của con sông Đà chủ yếu trên hai phương diện hung bạo và trữ tình (dẫn chứng…), thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thấy được vẻ đẹp khác nhau của dòng sông (dẫn chứng …)
    . Nếu nguyễn Tuân miêu tả dông đà biến đỏi theo mùa (… ), thì Hoàng Pjur ngọc Tương lại miêu tả con sông Hương biến đổi theo các khoảng thời gian khác nhau trong ngày (…)

    @/ Phần kết luận
    ….
    Trên đây chỉ là những gợi ý sơ lược, có tinh chất tham khảo. Có thể chưa được đầy đủ, bạn xem và bổ sung thêm nhé !
    Còn vấn đề thứ hai của bạn, cô hiểu là em muốn hỏi : nếu đề yêu cầu phân tích một nhân vật, hay một đoạn thơ thì sau khi viết xong mở bài em sẽ phải viết cái gì . Cô hiểu thế có đúng không ?
    Về vấn đề này cô mời em xem kĩ lại bài PHÂN TÍCH VĂN HỌC dưới đây là bạn sẽ tìm được lời giải đáp ngay thôi.
    Một điều cô muốn nhắc em nếu phân tích nhân vật Tnu’ thì sau phần mở bài em nên đặt nhân vật vào tập thể dân làng Xôman anh hùng để từ đó phân tích và thấy được những phẩm chất anh hùng của nhân vật không chỉ của riêng Tnu’ mà còn là của cộng đồng, tiêu biểu cho cộng đồng…
    Nếu phân tích một đoạn thơ em cần nhớ không được tác biệt đoạn thơ đó với tác phẩm, mà phải luồn đặt nó trong tổng thể để thấy vai trò của đoạn trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm…
    Cô có mấy lời cùng bạn, nếu vẫn chưa thỏa mạn xin bạn cứ trao đổi nhé !
    Chúc bạn có những bài thi tốt và đạt được ước mơ của mình !
    MỌI ĐIỀU MAY MẮN SẼ ĐẾN VỚI BẠN !

  5. island said

    em that cam on co giao rat nhieu! co ghi thi em se hoi them co giao nhe

  6. island said

    Co giao giup em lap dan bai cho de nay nhe: phan tich 2 NV : so phan cua mi VO CHONG A PHU va CHI PHEO. em cam on co giao !

    • thaidung1611 said

      Bạn thân mến !
      Đề bài bạn hỏi thuộc dạng bài phân tích so sánh hai nhân vật văn học được sáng tác ở hai giai đoạn khác nhau, theo khuynh hướng sáng tác khác nhau ( Chí Phèo sangs tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán; Vợ chồng A Phủ sáng tác theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa ) . Vì vậy về cơ bản hướng đi của đề này cũng giống với phân tích so sánh vẻ đẹp của hai con sông hôm trược bạn hỏi…
      Chỉ có điều với đề bài này, bạn không chỉ tìm ra điểm giống trong số phận của Chí Phèo và số phận của Mị,. Mà điều quan trong bạn cần chỉ ra điểm khác trong số phận của hai nhân vật. Quan trọng hon nữa là bạn phải lí giải cho được nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó.
      Ví dụ
      @/ Phân mở bài
      (Bạn có thể chọn điểm xuất phát từ truyên thông của dân tộc và truyền thống của văn học)
      _ Nhân đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nhờ truyền thống ấy, các nhà thơ nhà văn của chúng ta đã nhân thức sau sắc số phân đau khổ của con người ( nguyễn Trãi , Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương…)
      _ Hòa trong dòng chảy của truyền thống văn học Nam Cao (với Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên ), Tô Hoài (với Mị trong Vợ chồng A Phủ ) cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả về số phận của những người dân lao động, trong những điều kiện hoàn cảnh xã hội khác nhau.
      @/ Phân thân bài
      */ Điểm giống :
      _ Chí Phèo hay Mị tuy nghèo nhưng lương thiện và giàu lòng tự trọng
      + Chí Phèo không nhà cửa, không tấc đất cắm dùi, không người thân thích. Nhưng anh chăm chỉ lao động, kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Bị bà Ba gọi lên đấm bóp Chí chỉ thấy nhục …
      + Mị thương cha mẹ, biết làm nương để trả nợ…
      _ Cả hai đều có đủ điều kiện hượng một cuộc sống hạnh phúc…
      + Chí là một canh điền khỏe mạnh
      + Mị là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo giỏi làm nương
      _ Nhưng họ đều bị xã hội cũ đày đọa áp bức bóc lột
      + Chí Phèo từ một người lương thiện bị biến thành quỉ dữ, bị cướp đi giấc mơ lương thiện (một gia đình nhỏ bé chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải…), bị từ chối quyền làm người.
      + Mị bị cướp về làm vợ, bị bóc lột, bị đày đọa trở thành nô lệ, tê liệt tinh thần phản kháng…
      Nhưng kết quả cuộc đời của Mị không giống với Chí Phèo
      */ Điểm khác :
      _ Để tồn tại được trong xã hội người ăn thịt người, Chí Phèo đã phải bán linh hòn của mình cho quỉ dữ. Nhưng đến khi thức tỉnh, khát khao trở lại làm người lương thiện thì bị xã hội từ chối. Chí phải giết Bá Kiến và tự sát. Chí đã chết trên vũng máu oan nghiệt
      _ Vì bố Mị phải chấp nhận cuộc sống nô lệ. Những tưởng cô Mị sống mà như đã chết, nhưng mùa xuân năm ấy đã thổi bùng sức sống tiềm tàng vốn có trong tâm hồn Mị. Rồi trong người mà nghĩ đến ta đã cho Mị sức mạnh để quyết định cắt dây trói cho A phủ và cũng tự giải thoát cuộc đời mình. Mị cùng A phủ chốn về Phiềng sa, đươc giác ngộ, tham gia đội du kích để tự giải phóng cuộc đời mình
      Đó là điểm khác nhau cơ bản trong số phận của 2 nhân vật
      */ Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau trên ?
      _ Do 2 nhân vật sống trong 2 tình huống, 2 không gian khác nhau, 2 giai đoạn hiện thức khác nhau ( trước Cách mạng và sau Cách mạng )… (dẫn chứng )
      _ Nhưng chủ yếu do cảm quan hiện thực và khuynh hướng sáng tác của 2 nhà văn khác nhau dẫn đến số phận của mỗi nhân vật cũng khác nhau.
      + Nhân vật Chí Phèo được sáng tạo bởi cảm quan hiện thực và khuynh hướng sáng tác hiện thực phê phán. Nên kết thúc tác phẩm thường theo lối khép, số phận nhân vật rơi vào bế tắc (dẫn chứng )
      + Nhân vật Mị được sáng tạo bởi cảm quan hiện thực và khuynh hướng sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nên kết thúc tác phẩm thường theo lối mở, số phận nhân vật vận động từ bóng tối ra ánh sáng (dẫn chứng )
      Hơn nữa nhân vật Mị được sáng tạo sau cách mạng, nó đã có hiện thực để kiểm chứng …
      ….
      */ Phần kết luận :
      …….
      Trrên đây chỉ là một số gợi ý rất sơ giản. Bạn tham khảo và sáng tạo thêm nhé. Về kiểu đề này bạn xem tham khảo thêm đề SỐ PHẬN CON NGƯỜI QUA VĂN XUÔI trong Blog nhé !
      Chúc bạn thành công !

  7. island said

    EM CHAO CO
    em vua lam bai thi xong mon VAN .lam cung tam. duoc co ah` noi chung la em co gang het suc’ ma truong` HOC VIEN CANH SAT te. nan kinh qua’ co ah`. Chep rat nhieu` giam thi cung chi nhac’ nho? chu khong danh dau bai`. Qua duoc mon van chac’ diem cung chang cao lam’ nhung em rat cam on co giao , da~ giup do~ em dac. biet la CO viet dan y’ cho em bai SONG DA , SONG HUONG,
    EM CAM ON CO GIAO RAT NHIEU` .CHUC CO LUON CO BAI GIANG HAY VA GAP NHIEU MAY MAN .THOI EM CHI BIET NOI THE THOI . Chao co nhe’.

Gửi phản hồi cho island Hủy trả lời