Phía trước là chân trời

TÁC GIẢ



Tác giả qua đồng nghiệp bạn bè và học sinh:

Thư  ngỏ của học sinh :


20 bình luận to “TÁC GIẢ”

  1. Trương Hồng Vân said

    Em chỉ ghi một vài dòng cảm nhận của em nên cô cho phép em không tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt của một văn bản cô nhé! (Mỗi khi viết blog, em thường không viết theo những quy tắc trong nhà trường mà viết theo cảm xúc cô ạ)
    Đây là lần thứ hai em đọc bức thư này rồi. Nhưng hôm nay mới để ý rằng bạn học sinh viêt thư này bằng tuổi em, năm 2005 em cũng đang là cô bé học sinh lớp 12, đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học. Giờ đây, khi đã được đứng trên bục giảng, được hàng ngày thực hiện ước mơ thuở nhỏ, đọc được những dòng này em cảm thấy trân trọng nghề mà mình đang làm biết bao. Em sẽ cố gắng hơn nhiều để có những giờ giảng hay, những giờ giảng thực sự cuốn hút học sinh như những giờ giảng của cô. Em sẽ cố gắng và em tin là mình sẽ làm được, dù cho con đường phía trước có dài bao nhiên. Em tin là như thế, vì “phía trước là chân trời” mà, đúng không cô!

  2. Thu Thảo said

    Thưa cô!em là một học sinh chuyên văn ở Hậu Giang.Sau khi may mắn đọc những vần thơ, những bài viết,những tài liệu của cô…em thật sự rất thích cô.hj Chúc cô luôn luôn là một giáo viên đuợc nhiều học sinh yêu quý!Em ước gì có thể được ít nhất một lần được ngồi nghe cô giảng văn.Em nghĩ những bạn học sinh được cô giảng văn cho nghe chắc phải hạnh phúc lắm.

  3. TuyetPham said

    em là sinh viên nên em thấy trang web của cô thật bổ ích để tụi em học hỏi thêm
    em chúc cô có thêm nhiều sức khỏe để làm việc thật tốt
    em xin chào cô.

  4. phuong.ho said

    E chào cô. e vô tình vào trag của cô và đọc được nhiều bài viết hay và bổ ích của cô e rất ngưỡng mộ cô. 1 giáo viên nhiệt tình và tài năng. chúc cô luôn đạt được điều mình mog muốn ạ!~

  5. phuong.ho said

    cô ơi cô có thể cho e hỏi đề bài này được k ạ?: ” nói về cái kết của Vợ nhặt Kim lân viết :” kết của chuyện cũng là một cái kết mở tự nhiên và ság tạo” nhưg cũng có người cho rằg : ” đó chưa phải là 1 cái kết thực sự tự nhiên” ” e k rõ câu đầu là Kim Lân viết hay là ai đó nhẫn xét … ạ nhưg e rất thắc mắc đề này mong cô giúp đỡ e ạ . e cảm ơn cô nhiều

  6. phuong.ho said

    chết e ghi thiếu yêu cầu ạ. 🙂 …. anh chị hãy bàn luận về 2 ý kiến trên. thưa cô theo e thì 2 câu đó là mag ý bổ sung cho nhau chứ k phải bác bỏ nhau đúng không ạ. e nghĩ trong 1 đề văn dạg 2 ý kiến thườg là cái ý kiến nghe có vẻ trái ngược nhưg lại bổ sung các tầng nghĩa cho nhau có phải không ạ? thực sự là e k rõ phải giải quyết đề bài này ra sao nữa ạ. E mong cô giúp đỡ e . một lần nữa e cảm ơn cô a!

    • thaidung1611 said

      Bạn thân mến !
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ cùng cô.
      Mấu chốt của vấn đề bạn hỏi không nằm ở câu nhận định có phải của Kim Lân nói hay không. Mà trọng tâm của nó là ở chỗ :(trước nhiều ý kiến trái chiều về phần kết của tác phẩm Vợ nhặt) Bạn trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình về phần kết của Vợ nhặt – có phải là một cái kết tự nhiên và sáng tạo hay không.
      Muốn đánh giá bàn bạc về vấn đề trên một cách chính xác và khách quan, bạn cần phải nắm chắc cái kết của tác phẩm như thế nào; hiểu bản chất khái niệm “tự nhiên” và “sáng tạo” mà đề sử dụng.
      Tác phẩm Vợ nhặt kép lại bằng nồi cháo cám chát xít, nghẹn bứ; “tiếng trống thúc thuế”; cái “ngoảng vội ra ngoài của bà cụ Tứ vì không dám để con dâu thấy bà khóc”; và câu chuyện “trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế. Người ta còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói; là dáng vẻ “thần mặt ra nghĩ ngợi”, “trong ý nghĩ của hắn lại vụt hiện ra cảnh đoàn người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”. “Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu” vì lần gặp đoàn người đi cướp thóc, “Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoan tắt cánh đồng đi lối khác. ..tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập…Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
      Khái niệm “tự nhiên” trong văn cảnh của đề là muốn nói đến mạch tâm lý của nhân vật phát triển có hợp lí không (có làm người đọc tin không) .Muốn đánh giá đúng điều này, bạn phải xem lại diễn biến tâm lí trước đó của anh Tràng (Từ con người vô thức, không chủ tâm đến với hạnh phúc mà chỉ đùa thành thật; khi nó đến thật thì ngỡ ngàng lo sợ, đến một anh cu Tràng không chỉ sẵn sàng chấp nhận đói khát để hướng tới hạnh phúc mà còn có ý thức trách nhiệm đối với hạnh phúc của mình). Để rồi dẫn đến cái kết hứa hẹn Tràng sẽ có mặt trong đoàn người đi phá kho thóc. Đến đây tự bạn có thể kết luận được sự phát triển tâm lí của nhân vật Trang có hợp lí hay không rồi.
      Còn khái niệm sáng tạo trong câu nhận định là người ra đề muốn nói đến sự độc đáo, sự mới mẻ trong cách kết của Kim Lân so với các tác phẩm cùng đề tài về người nông dân, cùng cảm hứng hiện thực. Muốn thấy rõ điều này bạn cần so sánh với một số tác phẩm hiện thực khác (Chí Phèo, Tắt đèn…), để thấy được rằng tất cả các tác phẩm hiện thực trước cách mạng đều có cái kết “đóng”; hình tượng nhân vật bế tắc, còn cái kết của Vợ nhặt theo lối “mở”, hình tượng nhân vật vận động từ bóng tối đến ánh sáng…Làm nên sự khắc biệt đó có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng không thể không nhắc đến tài năng của nhà văn (chủ quan), và sự nâng đỡ của thời đại (khách quan – Vợ nhặt được sáng tác khi cách mạng tháng Tám đã thành công, người dân lao động đã được làm chủ cuộc đời)
      Có lẽ bạn sẽ cho cô là dài dòng. Nhưng cũng chỉ vì cô muốn bạn hiểu thấu đáo vấn đề hơn để làm bài được linh hoạt hơn thôi (Cô không biết vì thế có làm bạn rối hơn không).
      Tóm lại để giải quyết tốt đề bài này, phần thân bài của bạn cần có các luận điểm sau:
      */ Khẳng định vần đề – bày tỏ quan điểm của mình về phần kết của Vợ nhặt (có phải là một cái kết tự nhiên và sáng tạo hay không.)
      */Phân tích và chứng minh cho quan điểm của mình
      _ Cái kết tự nhiên
      _ Cái kết sáng tạo
      */ Chốt lại vấn đề
       cái kết tự nhiên và sáng tạo đó đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm
       Có được cách kết đó là nhờ tài năng của nhà văn và một phần không nhỏ sự nâng đỡ của thời đại ( Vợ Nhặt được viết ngay sau cách mạng tháng Tám thành công…)
      Đại loại là như vậy bạn nhé. Nếu có gì chưa rõ bạn hồi âm lại cho cô nhé.
      Chúc bạn thành công !

  7. phuong.ho said

    e cảm ơn cô ạ ! vậy còn cái ý kiến tiếp theo ạ? theo e thì cái nhận định rằng cái kết chưa thực sự tự nhiên là vì truyện lấy bối cảnh là nạn đói nhưg tác giả quan tâm xây dựg đời sốg nội tâm ndân và hơn nữa cuối tác phẩm có âm thanh tiếng trống thúc thuế có hình ảnh đoàn người đói gợi cảm giác khá bất ngờ với người đọc => chưa thực sự tự nhiên lắm. đặc biệt các nhân vật trong tác phẩm đều chưa hiểu về cách mạng họ chưa thể làm thay đổi số phận ….. như vậy có đúng không ạ ?

    • thaidung1611 said

      Bạn thân yêu của cô !
      Thực ra 2 ý kiến này chỉ là một. Đó là những ý kiến, quan điểm trái chiều nhau về cái kết của tác phẩm Vợ nhặt. Để qua đó người ra đề muồn bạn bày tỏ trực tiếp quan điểm của mình là đồng tình với ý kiến nào, phản đối ý kiến nào . Rồi sau đó thuyết phục người đọc tin vào ý kiến của mình thông qua việc phân tích và chứng minh. (Chính vì thế cô đã nhắc bạn là đừng quan tâm nhiều đến ý kiến đó của ai)
      Bạn cho rằng cái kết này chưa thực sự tự nhiên vì “tác phẩm lấy bối cảnh là nạn đói nhưng tác giả quan tâm xây dựng đời sống nội tâm nhân vật và hơn nữa cuối tác phẩm có âm thanh tiếng trống thúc thuế có hình ảnh đoàn người đói gợi cảm giác khá bất ngờ với người đọc => chưa thực sự tự nhiên lắm.”
      Bạn thân yêu của cô ! Nếu ta hiểu như vậy, thực sự đã công bằng với Kim Lân chưa ? Tác giả chủ tâm tạo ra phong nền của câu chuyện thật nhàu nát, thật tăm tối để làm nổi bật tình người, nỗi khát khao sống mãnh liệt của con người kể cả khi họ đang ở bờ vực của sự sống và cái chết (mẹ con anh cu Tràng đã sẵn sàng đánh đổi tất cả , kể cả mạng sống của mình để có hạnh phúc, để được sông cho ra con người…). Nói cách khác là tác giả đã tạo ra những hoàn cảnh điển hình để tô đậm những tính cách điển hình.. Vì thế ta nên hiểu âm thanh của tiếng trông thúc thuê, và những người đói dật dờ như những bóng ma kia là hiện thực tàn khóc, tạo không khí căng thẳng của câu chuyện. Để tứ đó thúc đẩy diễn biến tâm lí của nhân vật phát triển. Trong hoàn cảnh đen tôi(đàng nào cũng phải chết) như vậy, thì theo bạn con người ta (dù là người bình thường nhất) sẽ phản ứng lại hoàn cảnh như thế nào ? (ngồi yên chấp nhận cái chết, hay phản kháng lại nó cho dù kết qua có ra sao!) . Đến đây bạn có thể thây cái kết của tác phẩm có tự nhiên hay không rồi chứ ?
      Còn một chi tiết nữa, bạn cho rằng cái kết của tác phẩm chưa thực sự sáng tạo vì “các nhân vật trong trong tác phẩm đều chưa hiểu gì về cách mạng, họ chư thể làm thay đổi số phận”cũng chưa thật ổn đâu. Truyện ngắn chỉ là một lát cắt của cuộc sống, tác giả chỉ kể về một đoạn đời của nhân vật chứ không giống tiểu thuyết ( kể ngọn ngành số phận nhân vật – cá biệt cũng có số truyện ngắn có dung lượng của tiểu thuyết : Chí Phèo, Rừng Xà nu…) Vì thế tác giả đâu có cần để kể dài dòng về việc Tràng đến với Cách mạng, nhập vào đoàn người đi phá kho thọc như thế nào, đổi đời như thế nào phải không bạn? Cái phần dài dòng ấy (điều tác giả chưa nói rõ ràng ấy) dành cho trí tượng tượng của người đọc dựa trên toàn bộ diễn tiến tâm lý tính cách của nhân vật. Một anh cụ Tràng vô thức, không chủ tâm đến với hạnh phúc mà chỉ đùa thành thật; khi nó đến thật thì ngỡ ngàng lo sợ, đến một anh cu Tràng không chỉ sẵn sàng chấp nhận đói khát để hướng tới hạnh phúc mà còn có ý thức trách nhiệm đối với hạnh phúc của mình ( chập nhận tiêu hoang trong hoàn cảnh đói sẫm lại để mua dâu thắp cho cuộc đời có chút ánh sáng, chập nhận ngày mai có thể chết để có một gia đình bình thường, một hạnh phúc bình thường – có ý thức hành động xăm xăm thu vén gia đình, nghĩ đến tương lai của gia đinh..) Một anh cu Tràng như thế liệu có thể không đứng trong đoàn người đi phá kho thóc để cứu chính cuộc đời mình được không hay anh ta ngôi im chờ chết đói. Đến đây bạn có thể tự kết luận được rồi ! Chúc bạn thành công !

  8. pkute said

    Em nay nay thi đại học khối D cô ạ , e biết k nên học tủ nhưg học cần có trọng tâm , k biết cô có ôn tập cho các a chị và các bạn chuẩn bị thi đại học không ạ? và theo cô thì đề kD năm nay trọng tâm có thể vào nhữg tác phẩm hay mảng văn học nào hả cô?
    ~ chúc cô luôn mạnh khoẻ và thành công ~

    • thaidung1611 said

      Bạn thân mến của cô !
      Cô hiểu tâm trạng của em trước kì thi. Đừng căng thẳng quá mà hãy hạch định cho mình một lịch học thích hợp.Một phương pháp học thích hợp. Nêu bạn có quên cũng đừng hoang mang. Học là để quên mà (Khi vào phòng thi bạn sẽ nhớ tất cả miễn là phần đó bạn đã học và tinh thân của bạn thoải mái). Bạn cứ nghĩ rằng mình đã cố hết sức, không có gì phải hối hận cả. Bằng linh cảm của mình bạn hãy xác định trọng tâm cho mình thôi, đừng nghe ai cả. Chỉ có thánh mới đoán định được ý tưởng của người ra đề thôi. Ngót 30 năm đứng trên bục giảng, cô chưa bao giờ tủ đề hay cái gọi là hướng trong tâm cho học sinh cả. Cô nghĩ một người thầy chân chính sẽ không đưa học sinh mình vào tình thế bất lợi có thể xay ra. Ngoai ra cũng cần chú ý đến phương phấp làm bài, đến mảng nghị luận xã hội bạn nhé ! Chúc bạn thành thông !

  9. bp said

    em là một cô giáo dạy văn em ở Bình Phước. Em rất kính phục chị và rất muốn được làm quen với chị, em rất hay tham khảo các bài soạn của chị , ở đó em học hỏi được rất nhiều. Em chúc chị sức khỏe và luôn tìm được niềm vui trong cuộc sống, chị có thể cho em xin số điện thoại của chị được không ạ?

  10. bp said

    e cảm ơn chi nhiều . Em kính chúc chị sức khỏe, năm học mới có nhiều thành công mới và luôn có những bài viết sâu sắc cho chúng em học hỏi.

    • thaidung1611 said

      Cảm ơn bạn có chung niềm say mê. Cảm ơn bạn đã tin tưởng động viên và chia sẻ. Mình cũng chúc bạn nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công

  11. Em chào cô,
    Cô ơi cô có thể giúp em phân tích cách làm và yêu cầu của đề bài nghị luận xã hội này được không ạ :
    ” Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định : “kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nhà thơ Robert Frost lại viết :” Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi ko có dấu chân người”. Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi ko có dấu chân người? ”
    Em phân vân, khi đề bài hỏi một trong hai lối đi đó là ta chọn ra 1 và phân tích hay là sao hả cô?
    Em cảm ơn cô!! ^^

Gửi phản hồi cho phuong.ho Hủy trả lời